Cứ để mẹ giữ hộ, mẹ để dành cho các con chứ đâu tiêu đồng nào.'
Thường người mẹ chồng là người từng trải, chịu nhiều khó khăn, vất vả nên rất tiết kiệm, nhất là trong chi tiêu trong gia đình. Họ thường cố gắng chi tiêu làm sao để tiết kiệm được nhiều nhất, giảm chi phí chi tiêu đến mức tối thiểu.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy mẹ chồng rất ít khi mua sắm quần áo hay mỹ phẩm. Họ coi đó là những món đồ lãng phí, xa xỉ. Mọi chi tiêu trong nhà, mẹ chồng đều muốn nắm giữ vì sợ các con tiêu hoang, lãng phí. Tuy nhiên, điều này đôi khi khiến cuộc sống trong gia đình trở nên thiếu thốn, chật vật. Con trai, con dâu đều cảm thấy khó chịu vì đã kiếm được tiền rồi nhưng vẫn phải ngửa tay xin mẹ từng đồng.
'Sao bụng con mãi chẳng có động tĩnh gì thế nhỉ?"
Thường thì sau đám cưới, người mẹ nào cũng ước mơ sớm có cháu bồng, cháu bế. Chính vì vậy, họ thường xuyên hỏi han con dâu xem đã có bầu bí gì hay chưa. Những lời hỏi han này của mẹ chồng đôi khi làm nàng dâu cảm thấy lo lắng, áp lực. Đơn giản là vì con cái là Trời cho, nhiều cặp vợ chồng rất mong con nhưng không phải mong là sẽ có được.
'Con gái lấy chồng rồi thì phải theo chồng, đừng có cái gì cũng chăm chăm về nhà ngoại."
Những bà mẹ chồng hay nói câu này thường đặc biệt phiến diện. Họ nghĩ rằng con gái lấy chồng rồi thì phải tập trung vun vén, chăm lo cho nhà chồng, không cần quan tâm đến nhà mình nữa.Trong khi con rể lại có vai trò rất mờ nhạt đối với nhà vợ.
'Tiền bạc, của nả của nhà này sau rồi cũng là của các con hết'
Có lẽ trong nhiều gia đình, bạn từng được nghe những người lớn tuổi nói điều này. Bố mẹ thường muốn quản lý tài chính trong nhà, các con trai, con dâu thường không được chi tiêu, đầu tư theo ý muốn.
Hơn nữa, việc bố mẹ nói rằng sẽ để lại tài sản cho các con nhưng đó là viễn cảnh rất xa vời. Các cặp vợ chồng cần tự lập, tự lo cho bản thân và con cái của mình thay vì trông chờ vào bố mẹ đã già. Tiền bạc, của nả là những thứ bố mẹ đã dành cả đời để lao động, tích cóp. Đó là tài sản của bố mẹ, họ có quyền tận hưởng những thứ mình đã làm ra.