Thịt vịt có giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả các bộ phận trên con vịt đều bổ dưỡng. Có những phần chứa mầm mống gây bệnh, không hề có lợi cho sức khỏe.
Da vịt
Da vịt có vị béo ngậy, cảm giác mầm khi nhai trong miệng. Tuy nhiên, da vịt là bộ phận giàu cholesterol, không tốt cho cơ thể. Dư thừa cholesterol có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, làm trầm trọng thêm các biến chứng của bệnh huyết áp, tim mạch.
Ngoài ra phần da vịt cũng dễ nhiễm ký sinh trung và vi khuẩn từ môi trường sống bên ngoài. Kể cả khi đã làm sạch, rửa nước muối nhiều lần cũng khó loại bỏ 100% các loại ký sinh trùng gây bệnh.
Phao câu vịt
Rất nhiều người thích ăn phao câu vì hương vị béo ngậy của nó. Tuy nhiên, đây lại là bộ phận bẩn nhất của con vịt. Phao câu là bộ phận sau cùng của con vịt, nằm ở phần cuống đuôi hậu môn nên nghiễm nhiên nó chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại. Dù bạn làm sạch đến đâu cũng khó loại bỏ được hết vi khuẩn ở đó. Ngoài ra, bộ phận này cũng chứa nhiều hạch bạch huyết, có thể sản sinh ra chất độc hại, không tốt cho người ăn.
Nhiều kinh nghiệm dân gian cho rằng ăn phao câu giúp đẹp da, nhanh mọc tóc, trị bệnh tuy nhiên không có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng thực tác dụng này.
Cổ vịt
Cổ vịt cũng là món ăn được nhiều người yêu thích. Dù không có nhiều thịt nhưng chúng lại có vị giòn dai, béo ngậy, nhai khá vui miệng.
Tuy nhiên, đây không phải là bộ phận mà bạn nên ăn nhiều. Có thể bạn chưa biết, cổ vịt là nơi tập trung nhiều tuyến dây thần kinh, mạch máu, hạch bạch huyết và nhiều hệ thống kết nối giữa đầu và thân vịt. Các mô bạch huyết là nơi chứa đại thực bào. Khả năng ăn vi khuẩn của tế bào này rất khủng khiếp nhưng nó lại không thể tiêu hóa được những vi khuẩn, độc tố này. Vì vậy, nó vẫn là bộ phận chứa nhiều chất không tốt cho sức khỏe.
Tốt nhất chúng ta nên hạn chế ăn cổ vịt và nên bóc bỏ phần da trước khi ăn.