Dùng giấy trắng gói thực phẩm: thói quen mất vệ sinh này rất nhiều người mắc phải bởi đều cho rằng giấy trắng sẽ vô cùng hợp vệ sinh. Trên thực tế, trong quá trình sản xuất nhiều nhà sản xuất đã sử dụng thuốc tẩy, hóa chất dùng để tẩy trắng. Nếu dùng giấy này gói thực phẩm sẽ gây ra ô nhiễm. Thậm chí nhiều người còn dùng giấy báo gói thực phẩm càng độc hại vì nguy cơ nhiễm chì là rất cao. Ảnh: Dfic.Dùng giấy vệ sinh lau bát đũa và hoa quả: giấy vệ sinh đặc biệt là một số loại giấy sản xuất không đảm bảo sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy. Vì thế việc dùng giấy vệ sinh lau bát đũa hay hoa quả vô tình chúng ta đang làm gia tăng lượng vi khuẩn bám vào thức ăn. Ảnh: Sina.Dùng lồng bàn đậy thức ăn: đây là thói quen phổ biến dùng để chống ruồi nhặng đậu vào thức ăn, tuy nhiên ít ai tưởng tượng được vì không trực tiếp đậu được vào thức ăn, ruồi nhặng sẽ đậu ra ngoài lồng bàn và đẻ trứng khiến lồng bàn trở thành ổ vi khuẩn. Ảnh: Sina.Dùng khăn mặt, khăn bông lau bát đũa và hoa quả: nhiều người mặc định đây là cách làm hợp vệ sinh nhưng thực tế thì ngược lại. Khăn bông chính là nơi sinh sôi lý tưởng của các loài vi khuẩn, và khi dùng khăn để lau bát đũa và hoa quả chúng ta đã vô tình gián tiếp đưa vi khuẩn vào cơ thể. Ảnh: Sina.Cắt bỏ phần dập, hỏng của thực phẩm để tận dụng: tuy mắt thường chúng ta nhìn thấy phần thực phẩm bị hỏng đã được loại bỏ nên có thể dùng phần còn lại. Tuy nhiên khi thực phẩm đã bị vi khuẩn gây hại xâm nhập nó sẽ là gây ảnh hưởng đến toàn bộ thực phẩm kể cả phần mất thường chưa nhìn thấy hỏng, tốt nhất nên bỏ đi để tránh gây hại cho sức khỏe. Ảnh: Sina.Ngủ dậy gập chăn ngay: sau một đêm ngủ mồ hôi và hơi nóng của cơ thể sẽ lưu lại trong chăn. Nếu ngủ dậy gập chăn ngay, mồ hôi ủ trong chăn sẽ tạo ra mùi khó chịu làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe. Cách tốt nhất sau khi ngủ dậy, bạn nên trải rộng mặt chăn để sau 10 phút cho "hả hơi" mới gấp lại. Ảnh: Sina.Khăn trải bàn ăn bằng vải nhựa hoặc ni lông. Việc lựa chọn hai chất liệu này để trải bàn ăn sẽ giúp lau chùi bàn ăn nhanh chóng nhưng lại khiến vi khuẩn có nơi trú ngụ mà mắt thường khó nhìn thấy. Chưa kể các chất liệu này không đảm bảo an toàn sẽ khiến mâm cơm nhà bạn nhiễm các chất hóa chất độc hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ảnh: 591care.Hâm nóng thực phẩm đã có dấu hiệu ôi thiu để ăn: nhiều người tiếc của và nghĩ rằng thực phẩm mới chớm ôi thiu chỉ cần đun sôi sẽ có thể khử được vi khuẩn độc hại và vẫn có thể ăn bình thường. Tuy nhiên xét về góc độ khoa học điều này là hoàn toàn sai và thói quen này hoàn toàn gây hại cho sức khỏe. Ảnh: 591care.Dùng rượu khử trùng bát đũa: rượu là đồ uống có cồn nên nhiều người nghĩ rằng có thể dùng rượu để khử trùng. Tuy nhiên muốn khử trùng thì nồng độ cồn phải đạt được 75% trong khi rượu thông thường cao nhất chỉ đạt được 56% nồng độ cồn. Vì thế việc dùng rượu để khử trùng bát đĩa sẽ không mang lại kết quả như mong muốn. Ảnh: Kunming.Dùng giẻ lai bàn: một chiếc giẻ mới hoàn toàn sau một tuần sử dụng bạn sẽ khó mà tưởng tượng được lượng vi khuẩn bám ở trên đó. Để đảm bảo vệ sinh giẻ phải thường xuyên, 2-3 ngày giặt sạch, dùng nước sôi hoặc giặt bằng thuốc tẩy khử trùng một lần. Ảnh: focus.
Dùng giấy trắng gói thực phẩm: thói quen mất vệ sinh này rất nhiều người mắc phải bởi đều cho rằng giấy trắng sẽ vô cùng hợp vệ sinh. Trên thực tế, trong quá trình sản xuất nhiều nhà sản xuất đã sử dụng thuốc tẩy, hóa chất dùng để tẩy trắng. Nếu dùng giấy này gói thực phẩm sẽ gây ra ô nhiễm. Thậm chí nhiều người còn dùng giấy báo gói thực phẩm càng độc hại vì nguy cơ nhiễm chì là rất cao. Ảnh: Dfic.
Dùng giấy vệ sinh lau bát đũa và hoa quả: giấy vệ sinh đặc biệt là một số loại giấy sản xuất không đảm bảo sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy. Vì thế việc dùng giấy vệ sinh lau bát đũa hay hoa quả vô tình chúng ta đang làm gia tăng lượng vi khuẩn bám vào thức ăn. Ảnh: Sina.
Dùng lồng bàn đậy thức ăn: đây là thói quen phổ biến dùng để chống ruồi nhặng đậu vào thức ăn, tuy nhiên ít ai tưởng tượng được vì không trực tiếp đậu được vào thức ăn, ruồi nhặng sẽ đậu ra ngoài lồng bàn và đẻ trứng khiến lồng bàn trở thành ổ vi khuẩn. Ảnh: Sina.
Dùng khăn mặt, khăn bông lau bát đũa và hoa quả: nhiều người mặc định đây là cách làm hợp vệ sinh nhưng thực tế thì ngược lại. Khăn bông chính là nơi sinh sôi lý tưởng của các loài vi khuẩn, và khi dùng khăn để lau bát đũa và hoa quả chúng ta đã vô tình gián tiếp đưa vi khuẩn vào cơ thể. Ảnh: Sina.
Cắt bỏ phần dập, hỏng của thực phẩm để tận dụng: tuy mắt thường chúng ta nhìn thấy phần thực phẩm bị hỏng đã được loại bỏ nên có thể dùng phần còn lại. Tuy nhiên khi thực phẩm đã bị vi khuẩn gây hại xâm nhập nó sẽ là gây ảnh hưởng đến toàn bộ thực phẩm kể cả phần mất thường chưa nhìn thấy hỏng, tốt nhất nên bỏ đi để tránh gây hại cho sức khỏe. Ảnh: Sina.
Ngủ dậy gập chăn ngay: sau một đêm ngủ mồ hôi và hơi nóng của cơ thể sẽ lưu lại trong chăn. Nếu ngủ dậy gập chăn ngay, mồ hôi ủ trong chăn sẽ tạo ra mùi khó chịu làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe. Cách tốt nhất sau khi ngủ dậy, bạn nên trải rộng mặt chăn để sau 10 phút cho "hả hơi" mới gấp lại. Ảnh: Sina.
Khăn trải bàn ăn bằng vải nhựa hoặc ni lông. Việc lựa chọn hai chất liệu này để trải bàn ăn sẽ giúp lau chùi bàn ăn nhanh chóng nhưng lại khiến vi khuẩn có nơi trú ngụ mà mắt thường khó nhìn thấy. Chưa kể các chất liệu này không đảm bảo an toàn sẽ khiến mâm cơm nhà bạn nhiễm các chất hóa chất độc hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ảnh: 591care.
Hâm nóng thực phẩm đã có dấu hiệu ôi thiu để ăn: nhiều người tiếc của và nghĩ rằng thực phẩm mới chớm ôi thiu chỉ cần đun sôi sẽ có thể khử được vi khuẩn độc hại và vẫn có thể ăn bình thường. Tuy nhiên xét về góc độ khoa học điều này là hoàn toàn sai và thói quen này hoàn toàn gây hại cho sức khỏe. Ảnh: 591care.
Dùng rượu khử trùng bát đũa: rượu là đồ uống có cồn nên nhiều người nghĩ rằng có thể dùng rượu để khử trùng. Tuy nhiên muốn khử trùng thì nồng độ cồn phải đạt được 75% trong khi rượu thông thường cao nhất chỉ đạt được 56% nồng độ cồn. Vì thế việc dùng rượu để khử trùng bát đĩa sẽ không mang lại kết quả như mong muốn. Ảnh: Kunming.
Dùng giẻ lai bàn: một chiếc giẻ mới hoàn toàn sau một tuần sử dụng bạn sẽ khó mà tưởng tượng được lượng vi khuẩn bám ở trên đó. Để đảm bảo vệ sinh giẻ phải thường xuyên, 2-3 ngày giặt sạch, dùng nước sôi hoặc giặt bằng thuốc tẩy khử trùng một lần. Ảnh: focus.