Yêu cầu trẻ thể hiện tình cảm khi bạn mệt mỏi. Khi mệt mỏi, bạn rất cần được vỗ về xong con trẻ không phải phương tiện giúp bạn thỏa mãn. Thói quen này khiến trẻ hình thành suy nghĩ mục đích sống của chúng là để làm hài lòng người khác, nhu cầu của bạn thân là thứ yếu. Đổ lỗi cho trẻ về cảm xúc của bạn. Cách giáo dục này rất phổ biến song lại gây gánh nặng cho trẻ về tinh thần trách nhiệm, phụ thuộc vào cảm xúc của người khác. Tệ nhất, nó khiến con bạn gặp rắc rối trong xử lý các mối quan hệ bạn bè, người yêu trong tương lai.Cho trẻ biết quá nhiều về chuyện riêng tư của bố mẹ. Trẻ con chưa thể tự lập nên phụ thuộc vào bố mẹ là chuyện dễ hiểu. Cho con biết quá nhiều chuyện riêng tư, đặc biệt là những mâu thuẫn gia đình có thể khiến trẻ cảm thấy không an toàn. Không ít đứa trẻ có xu hướng nổi loạn, bất tuân kỷ luật về sau này.Kìm nén trẻ. Không được phát triển theo đúng nguyện vọng có thể ảnh hưởng lâu dài đến trẻ. Khi lớn lên, chúng thường dễ nổi loạn, không muốn tuân theo ý kiến của bất kỳ ai. Ngược lại, có những đứa trẻ lại trở nên quá phụ thuộc. Chúng không thể tự đưa ra quyết định cho mình, khiến bản thân có thể bị lợi dụng.Kiểu cha mẹ “trực thăng”. Cha mẹ cho rằng kiểm soát, nhắc nhở con sẽ giúp trẻ tránh được sai lầm, đảm bảo an toàn. Thế nhưng từ góc độ đứa trẻ, nó sẽ cảm thấy xã hội này đầy rẫy nguy hiểm mà không dám dấn thân.Dành thời gian 24/7. Dành thời gian cho trẻ là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc chơi một mình cũng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Thời gian này giúp trẻ học cách tự giải trí, hình thành tính độc lập cần thiết.Ngó lơ các câu hỏi của trẻ. Quá bận rộn khiến nhiều phụ huynh ngó lơ câu hỏi của bé. Thế nhưng phủ nhận những câu hỏi nghiêm túc khiến trẻ bỏ lỡ cơ hội học hỏi, tìm hiểu về thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó, trả lời tường tận cũng giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng hơn.Thay con chọn bạn. Hướng con kết thân với những người bạn phù hợp rất cần thiết. Dù vậy, bạn đừng làm thay chúng tất cả. Hãy để con trẻ tự xây dựng tình bạn với nhau dựa trên sự thấu hiểu. Đôi khi bàn tay can thiệp quá mức của bố mẹ khiến con cảm thấy mình không được lắng nghe, phá vỡ lòng tin của chúng.So sánh con với người khác. So sánh con với người khác không đơn thuần khiến trẻ bị tổn thương, ngày càng tự ti. Thói quen của cha mẹ có thể hình thành tính ganh đua, ghen tị trong trẻ. Trong khi đó, một vài đứa trẻ lại hình thành tư tưởng luôn đòi hỏi mọi thứ hoàn hảo. Chúng khó có thể hài lòng với những gì mình có, đồng thời luôn đòi hòi ở người khác.Thường xuyên thay đổi người chăm sóc. Trẻ sẽ cảm thấy bất ổn khi liên tục đối mặt với những thay đổi lớn. Đối với bạn, người chăm sóc chỉ cần làm tốt công việc là được. Thế nhưng, trẻ lại cảm giác mất đi những thứ tốt đẹp gắn bó với chúng.Mời độc giả xem video: Vì sao nên ngủ lúc 22h? Nguồn: Zingnews.
Yêu cầu trẻ thể hiện tình cảm khi bạn mệt mỏi. Khi mệt mỏi, bạn rất cần được vỗ về xong con trẻ không phải phương tiện giúp bạn thỏa mãn. Thói quen này khiến trẻ hình thành suy nghĩ mục đích sống của chúng là để làm hài lòng người khác, nhu cầu của bạn thân là thứ yếu.
Đổ lỗi cho trẻ về cảm xúc của bạn. Cách giáo dục này rất phổ biến song lại gây gánh nặng cho trẻ về tinh thần trách nhiệm, phụ thuộc vào cảm xúc của người khác. Tệ nhất, nó khiến con bạn gặp rắc rối trong xử lý các mối quan hệ bạn bè, người yêu trong tương lai.
Cho trẻ biết quá nhiều về chuyện riêng tư của bố mẹ. Trẻ con chưa thể tự lập nên phụ thuộc vào bố mẹ là chuyện dễ hiểu. Cho con biết quá nhiều chuyện riêng tư, đặc biệt là những mâu thuẫn gia đình có thể khiến trẻ cảm thấy không an toàn. Không ít đứa trẻ có xu hướng nổi loạn, bất tuân kỷ luật về sau này.
Kìm nén trẻ. Không được phát triển theo đúng nguyện vọng có thể ảnh hưởng lâu dài đến trẻ. Khi lớn lên, chúng thường dễ nổi loạn, không muốn tuân theo ý kiến của bất kỳ ai. Ngược lại, có những đứa trẻ lại trở nên quá phụ thuộc. Chúng không thể tự đưa ra quyết định cho mình, khiến bản thân có thể bị lợi dụng.
Kiểu cha mẹ “trực thăng”. Cha mẹ cho rằng kiểm soát, nhắc nhở con sẽ giúp trẻ tránh được sai lầm, đảm bảo an toàn. Thế nhưng từ góc độ đứa trẻ, nó sẽ cảm thấy xã hội này đầy rẫy nguy hiểm mà không dám dấn thân.
Dành thời gian 24/7. Dành thời gian cho trẻ là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc chơi một mình cũng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Thời gian này giúp trẻ học cách tự giải trí, hình thành tính độc lập cần thiết.
Ngó lơ các câu hỏi của trẻ. Quá bận rộn khiến nhiều phụ huynh ngó lơ câu hỏi của bé. Thế nhưng phủ nhận những câu hỏi nghiêm túc khiến trẻ bỏ lỡ cơ hội học hỏi, tìm hiểu về thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó, trả lời tường tận cũng giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng hơn.
Thay con chọn bạn. Hướng con kết thân với những người bạn phù hợp rất cần thiết. Dù vậy, bạn đừng làm thay chúng tất cả. Hãy để con trẻ tự xây dựng tình bạn với nhau dựa trên sự thấu hiểu. Đôi khi bàn tay can thiệp quá mức của bố mẹ khiến con cảm thấy mình không được lắng nghe, phá vỡ lòng tin của chúng.
So sánh con với người khác. So sánh con với người khác không đơn thuần khiến trẻ bị tổn thương, ngày càng tự ti. Thói quen của cha mẹ có thể hình thành tính ganh đua, ghen tị trong trẻ. Trong khi đó, một vài đứa trẻ lại hình thành tư tưởng luôn đòi hỏi mọi thứ hoàn hảo. Chúng khó có thể hài lòng với những gì mình có, đồng thời luôn đòi hòi ở người khác.
Thường xuyên thay đổi người chăm sóc. Trẻ sẽ cảm thấy bất ổn khi liên tục đối mặt với những thay đổi lớn. Đối với bạn, người chăm sóc chỉ cần làm tốt công việc là được. Thế nhưng, trẻ lại cảm giác mất đi những thứ tốt đẹp gắn bó với chúng.
Mời độc giả xem video: Vì sao nên ngủ lúc 22h? Nguồn: Zingnews.