Hải sản nhiều thủy ngân được xếp vào nhóm thực phẩm có nguy cơ cao. Theo đó, cá mập, cá kình kiếm, và cá ngừ albacore đóng hộp là những món nhất định phải bỏ qua. Lượng thủy ngân trong cá cũng tích tụ dần theo thời gian, và loại cá càng lớn càng chứa nhiều chất này trong thịt. Thủy ngân cũng tích tụ trong người, có thể làm tổn hại đến não, khả năng nghe nhìn của trẻ.Bạn nên ăn những loại cá có ít nguy cơ chứa thủy ngân như cá rô phi, cá tuyết, cá hồi, cá thu và tôm cua. Chúng chứa nhiều protein, B12 và kẽm. Cá hồi, cá thu chứa nhiều omega-3 nhưng cũng chứa 1 ít thủy ngân, nên chỉ ăn chừng dưới 400gram mỗi tuần. Và các hải sản cũng cần phải được nấu thật chín.Sushi. Những món hải sản không nấu chín như sushi, sashimi có thể chứa nguy cơ không vệ sinh, nhiều vi khuẩn, gây ngộ độc thực phẩm. Vài loại vi khuẩn chỉ có thể bị giết bằng cách đun nóng. Bạn cũng nên tránh gọi món ăn chín được để chung trong quầy sushi vì chúng có thể bị nhiễm chéo.Thịt nguội. Những món thịt nguội, xúc xích có thể thực sự gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Chúng có thể chứa vi khuẩn listeria, loại vi khuẩn có thể sống trong nhiệt độ dưới 5 độ trong tủ lạnh, có thể nhiễm trực tiếp vào máu và lây nhiễm sang trẻ, có nguy cơ gây sẩy thai. Thức ăn hâm nóng trên 80 độ mới có thể diệt được loại vi khuẩn này.Thực phẩm nguội được làm sẵn. Bạn cũng nên tránh các quầy đồ nguội được làm sẵn vì không biết thực phẩm bày bán đã được để trong tủ lạnh bao lâu, ở nhiệt độ nào, và các thành phần chế biến chúng ra sao. Bạn nên tự làm các món đồ nguội, rau, xà lách cho mình để chắc chắn về lợi ích sức khỏe của chúng.Phô mai không tiệt trùng. Bạn nên luôn kiểm tra nhãn hàng khi mua phô mai để chắc chắn chúng đã được tiệt trùng. Nếu là phô mai tươi hoặc tự làm, nên hỏi người làm chúng. Và nếu nghi ngờ, bạn không nên ăn. Phô mai chưa tiệt trùng có thể chứa listeria có tác hại rất lớn.Giá đỗ sống. Giá đỗ sống rất ngon và còn có lợi cho sức khỏe, nhưng chúng cũng có thể chứa các vi khuẩn như salmonella, listeria và E. coli.Bên cạnh đó, bất kỳ loại rau mầm nào được đóng gói trong nước cũng có nguy cơ chứa vi khuẩn rất cao.Bột nhào thô. Không nên liếm hoặc ăn bột thô khi làm bánh. Khi không được nướng chín, bột thô có thể chứa vi khuẩn salmonella gây bệnh truyền qua thực phẩm. Ngoài ra, một số loại bột bánh thương mại còn dùng trứng không tiệt trùng.Nước trái cây không tiệt trùng. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) yêu cầu phải dán nhãn cho các loại nước trái cây không tiệt trùng, nhưng ở các hàng quán ngoài thì bạn không thể biết. Nếu loại nước trái cây vừa mới được ép và uống trong vòng 1 tiếng, nó có thể an toàn. Nhưng để lâu hơn, nước trái cây ấy rất nguy hiểm cho bà mẹ mang thai.Thức uống chứa quá nhiều caffeine. Một lượng nhỏ caffeine có thể an toàn (chừng 1, 2 cốc mỗi ngày), nhưng các bà mẹ mang thai có huyết áp cao hoặc hay hồi hộp nên hoàn toàn tránh chúng vì chúng có thể khiến tình trạng sức khỏe xấu hơn. Và vì không có nghiên cứu chính thức xác định lượng caffeine bao nhiêu là đủ trong thai kỳ, ngay cả nếu sức khỏe bình thường, bạn vẫn không nên uống hơn 2 cốc cà phê mỗi ngày.Trà thảo mộc. Bạn cũng nên tránh vài loại trà dù chúng không chứa caffeine. Bạn nên dùng trà nguyên chất, trà xanh, trà đen hoặc trà trắng có các thành phần quen thuộc như hoa cúc, cỏ roi ngựa, bạc hà.Nếu trà chứa thành phần nào bạn không biết hoặc không chắc chắn, đừng nên uống. Và trong thai kỳ, đừng nên tiêu thụ một thực phẩm, thức uống nào quá nhiều để các tác dụng phụ của chúng được chia nhỏ, giảm thiểu xuống trong cơ thể bạn.
Hải sản nhiều thủy ngân được xếp vào nhóm thực phẩm có nguy cơ cao. Theo đó, cá mập, cá kình kiếm, và cá ngừ albacore đóng hộp là những món nhất định phải bỏ qua. Lượng thủy ngân trong cá cũng tích tụ dần theo thời gian, và loại cá càng lớn càng chứa nhiều chất này trong thịt. Thủy ngân cũng tích tụ trong người, có thể làm tổn hại đến não, khả năng nghe nhìn của trẻ.
Bạn nên ăn những loại cá có ít nguy cơ chứa thủy ngân như cá rô phi, cá tuyết, cá hồi, cá thu và tôm cua. Chúng chứa nhiều protein, B12 và kẽm. Cá hồi, cá thu chứa nhiều omega-3 nhưng cũng chứa 1 ít thủy ngân, nên chỉ ăn chừng dưới 400gram mỗi tuần. Và các hải sản cũng cần phải được nấu thật chín.
Sushi. Những món hải sản không nấu chín như sushi, sashimi có thể chứa nguy cơ không vệ sinh, nhiều vi khuẩn, gây ngộ độc thực phẩm. Vài loại vi khuẩn chỉ có thể bị giết bằng cách đun nóng. Bạn cũng nên tránh gọi món ăn chín được để chung trong quầy sushi vì chúng có thể bị nhiễm chéo.
Thịt nguội. Những món thịt nguội, xúc xích có thể thực sự gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Chúng có thể chứa vi khuẩn listeria, loại vi khuẩn có thể sống trong nhiệt độ dưới 5 độ trong tủ lạnh, có thể nhiễm trực tiếp vào máu và lây nhiễm sang trẻ, có nguy cơ gây sẩy thai. Thức ăn hâm nóng trên 80 độ mới có thể diệt được loại vi khuẩn này.
Thực phẩm nguội được làm sẵn. Bạn cũng nên tránh các quầy đồ nguội được làm sẵn vì không biết thực phẩm bày bán đã được để trong tủ lạnh bao lâu, ở nhiệt độ nào, và các thành phần chế biến chúng ra sao. Bạn nên tự làm các món đồ nguội, rau, xà lách cho mình để chắc chắn về lợi ích sức khỏe của chúng.
Phô mai không tiệt trùng. Bạn nên luôn kiểm tra nhãn hàng khi mua phô mai để chắc chắn chúng đã được tiệt trùng. Nếu là phô mai tươi hoặc tự làm, nên hỏi người làm chúng. Và nếu nghi ngờ, bạn không nên ăn. Phô mai chưa tiệt trùng có thể chứa listeria có tác hại rất lớn.
Giá đỗ sống. Giá đỗ sống rất ngon và còn có lợi cho sức khỏe, nhưng chúng cũng có thể chứa các vi khuẩn như salmonella, listeria và E. coli.
Bên cạnh đó, bất kỳ loại rau mầm nào được đóng gói trong nước cũng có nguy cơ chứa vi khuẩn rất cao.
Bột nhào thô. Không nên liếm hoặc ăn bột thô khi làm bánh. Khi không được nướng chín, bột thô có thể chứa vi khuẩn salmonella gây bệnh truyền qua thực phẩm. Ngoài ra, một số loại bột bánh thương mại còn dùng trứng không tiệt trùng.
Nước trái cây không tiệt trùng. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) yêu cầu phải dán nhãn cho các loại nước trái cây không tiệt trùng, nhưng ở các hàng quán ngoài thì bạn không thể biết. Nếu loại nước trái cây vừa mới được ép và uống trong vòng 1 tiếng, nó có thể an toàn. Nhưng để lâu hơn, nước trái cây ấy rất nguy hiểm cho bà mẹ mang thai.
Thức uống chứa quá nhiều caffeine. Một lượng nhỏ caffeine có thể an toàn (chừng 1, 2 cốc mỗi ngày), nhưng các bà mẹ mang thai có huyết áp cao hoặc hay hồi hộp nên hoàn toàn tránh chúng vì chúng có thể khiến tình trạng sức khỏe xấu hơn. Và vì không có nghiên cứu chính thức xác định lượng caffeine bao nhiêu là đủ trong thai kỳ, ngay cả nếu sức khỏe bình thường, bạn vẫn không nên uống hơn 2 cốc cà phê mỗi ngày.
Trà thảo mộc. Bạn cũng nên tránh vài loại trà dù chúng không chứa caffeine. Bạn nên dùng trà nguyên chất, trà xanh, trà đen hoặc trà trắng có các thành phần quen thuộc như hoa cúc, cỏ roi ngựa, bạc hà.
Nếu trà chứa thành phần nào bạn không biết hoặc không chắc chắn, đừng nên uống. Và trong thai kỳ, đừng nên tiêu thụ một thực phẩm, thức uống nào quá nhiều để các tác dụng phụ của chúng được chia nhỏ, giảm thiểu xuống trong cơ thể bạn.