Điều bác sĩ khuyên làm đầu tiên, đối với trẻ, “tay chân phải ấm, trên người không được đổ mồ hôi”. Ủ ấm quá mức làm toát mồ hôi, thấm vào quần áo khiến bé dễ nhiễm lạnh, trở ốm. Trường hợp trẻ hay ra mồ hôi, người chăm sóc nên đặt một lớp khăn khô dễ thấm vào lưng trẻ. Liên tục kiểm tra để thay khăn kịp thời.Thời tiết lạnh, chú ý tránh “gió lùa vào gáy, lạnh từ bàn chân”. Bạn nên đội mũ, quàng khăn, đeo khẩu trang kết hợp đi giày, tất giữ ấm song vẫn đảm bảo thoáng khí, hút ẩm tốt nhằm giữ ấm cho đôi chân.Nếu sử dụng máy sưởi hoặc điều hòa không khí, bạn nên duy trì nhiệt độ phòng ổn định từ 18- 26 độ C.Tránh tập thể dục quá sớm kẻo nhiễm lạnh. Thời gian tốt nhất là từ 7h – 17h.Gặp thời tiết giá lạnh mạch máu sẽ co lại, các cơ và dây chằng từ đó dễ bị kéo căng. Chính vì vậy để giữ sức khỏe mùa đông, bạn nên khởi động từ 10 – 15 phút trước khi tập luyện ngoài trời.Tránh tập trung ở các đám đông nhằm giảm nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp. Điều này đặc biệt quan trọng trong nỗ lực ngăn ngừa sự lây lan viêm đường hô hấp do covid – 19.Bệnh nhân huyết áp cao nên đo huyết áp, ghi chép cẩn thận số liệu ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng, chiều.Một khi xuất hiện các triệu chứng như tức ngực, đau ngực, cao huyết áp, đau đầu... phải kịp thời thăm khám nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh hiểm.Trời lạnh, bạn sẽ thích thú hơn với đồ ăn song cần tránh tiêu thụ quá nhiều đồ dầu mỡ, muối và đường. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên thực phẩm giàu protein, vitamin có trong rau, thịt, các sản phẩm từ đậu nành.Đặc biệt, trầm cảm mùa đông được gọi là rối loạn khí sắc theo mùa, có thể khiến bạn cảm thấy tâm trạng xuống dốc, trầm cảm, buồn ngủ cả ngày. Trong khi đó, hạnh phúc, yêu thương được xem là “liều thuốc tim rẻ nhất”. Chính vì vậy, cố gắng tiết chế cảm xúc, vui vẻ, lạc quan để tận hưởng cuộc sống. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Tại sao ăn quá nhanh gây nấc cụt? Nguồn: Zingnews.
Điều bác sĩ khuyên làm đầu tiên, đối với trẻ, “tay chân phải ấm, trên người không được đổ mồ hôi”. Ủ ấm quá mức làm toát mồ hôi, thấm vào quần áo khiến bé dễ nhiễm lạnh, trở ốm. Trường hợp trẻ hay ra mồ hôi, người chăm sóc nên đặt một lớp khăn khô dễ thấm vào lưng trẻ. Liên tục kiểm tra để thay khăn kịp thời.
Thời tiết lạnh, chú ý tránh “gió lùa vào gáy, lạnh từ bàn chân”. Bạn nên đội mũ, quàng khăn, đeo khẩu trang kết hợp đi giày, tất giữ ấm song vẫn đảm bảo thoáng khí, hút ẩm tốt nhằm giữ ấm cho đôi chân.
Nếu sử dụng máy sưởi hoặc điều hòa không khí, bạn nên duy trì nhiệt độ phòng ổn định từ 18- 26 độ C.
Tránh tập thể dục quá sớm kẻo nhiễm lạnh. Thời gian tốt nhất là từ 7h – 17h.
Gặp thời tiết giá lạnh mạch máu sẽ co lại, các cơ và dây chằng từ đó dễ bị kéo căng. Chính vì vậy để giữ sức khỏe mùa đông, bạn nên khởi động từ 10 – 15 phút trước khi tập luyện ngoài trời.
Tránh tập trung ở các đám đông nhằm giảm nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp. Điều này đặc biệt quan trọng trong nỗ lực ngăn ngừa sự lây lan viêm đường hô hấp do covid – 19.
Bệnh nhân huyết áp cao nên đo huyết áp, ghi chép cẩn thận số liệu ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng, chiều.
Một khi xuất hiện các triệu chứng như tức ngực, đau ngực, cao huyết áp, đau đầu... phải kịp thời thăm khám nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh hiểm.
Trời lạnh, bạn sẽ thích thú hơn với đồ ăn song cần tránh tiêu thụ quá nhiều đồ dầu mỡ, muối và đường. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên thực phẩm giàu protein, vitamin có trong rau, thịt, các sản phẩm từ đậu nành.
Đặc biệt, trầm cảm mùa đông được gọi là rối loạn khí sắc theo mùa, có thể khiến bạn cảm thấy tâm trạng xuống dốc, trầm cảm, buồn ngủ cả ngày. Trong khi đó, hạnh phúc, yêu thương được xem là “liều thuốc tim rẻ nhất”. Chính vì vậy, cố gắng tiết chế cảm xúc, vui vẻ, lạc quan để tận hưởng cuộc sống. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Tại sao ăn quá nhanh gây nấc cụt? Nguồn: Zingnews.