1. Đi Bộ nhanh: Đây là bài tập cường độ thấp tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường loại 2. Nó có tác dụng hạ đường huyết và cũng có thể ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tâm lý của người bệnh. Đi bộ nhanh cũng được coi là một cách tốt để bắt đầu với các hoạt động thể chất ở những người ít vận động mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, đi bộ vừa phải không làm tăng nguy cơ loét chân ở những người bị bệnh thần kinh ngoại biên.2. Bơi lội: Một nghiên cứu cho thấy rằng bơi lội có thể hỗ trợ đắc lực cho tình trạng kháng insulin, một dấu hiệu chính đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nó có thể giúp tăng cường các chức năng của cơ thể để sử dụng và hấp thụ glucose một cách hiệu quả.3. Khiêu vũ: Theo một nghiên cứu, khiêu vũ có thể là hoạt động thể chất giúp kiểm soát mức đường huyết. Ngoài ra, âm nhạc trong khi khiêu vũ được biết là có tác dụng hữu ích đối với các chức năng nhận thức. Một số loại hình khiêu vũ tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường bao gồm Zumba, khiêu vũ Latin, khiêu vũ tiêu chuẩn và khiêu vũ aerobic.4. Đạp xe: Đây là một hình thức tập thể dục nhịp điệu có thể làm giảm đáng kể lượng glucose cùng với cân nặng và huyết áp. Đây được coi là hình thức tập thể dục tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường dưới 40 tuổi, xét trên thực tế là tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Ấn Độ dưới 40 tuổi chỉ là 35%. Do đó, đạp xe được cho là hình thức hoạt động thể chất tốt nhất và dễ dàng để kiểm soát cũng như ngăn ngừa bệnh tiểu đường.5. Pilates: Đây là các bài tập ít tác động giúp tăng cường cơ bắp cùng với việc cải thiện tính linh hoạt và sự liên kết. Bệnh tiểu đường có xu hướng làm giảm khối lượng cơ xương và cản trở quá trình lưu trữ và sử dụng glucose. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 12 tuần tập pilate có thể giúp cải thiện mức đường huyết ở phụ nữ lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường loại 2.6. Leo cầu thang: Lối sống bận rộn có thể làm giảm các hoạt động thể chất ở bệnh nhân tiểu đường. Theo một nghiên cứu, các bài tập cường độ trung bình thấp như đi cầu thang có thể gây ra những ảnh hưởng có lợi đến mức đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường. Đây có thể là bài tập trong thời gian ngắn và không tốn chi phí nhưng đầy hiệu quả trong việc kiểm soát mức đường huyết.7. Làm các công việc gia đình: Tự quản lý bản thân là một phần quan trọng của việc chăm sóc ở bệnh nhân tiểu đường. Làm việc nhà được coi là một trong những bài tập thể dục trong nhà dễ dàng nhất cho bệnh tiểu đường. Quét bụi, lau nhà, hút bụi và giặt quần áo có thể giúp mang lại những lợi ích tương tự như các bài tập ngoài trời hoặc các bài tập liên quan đến phòng tập thể dục.8. Duy trì tập luyện: Những bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục ít nhất hai lần hoặc ba lần một tuần (cùng với aerobic thường xuyên). Nó giúp duy trì lượng glucose trong máu và khối lượng cơ và sức mạnh. Mỗi buổi tập nên bao gồm khoảng 5-10 bài tập với trọng tâm là các cơ trên, dưới và cốt lõi của cơ thể.9. Bài tập sức bền: Các bài tập này có thể làm tăng các protein vận chuyển glucose và các thụ thể insulin để insulin hoạt động tốt hơn trong cơ xương. Một nghiên cứu đề xuất người tiểu đường nên thực hiện các bài tập tăng cường sức bền như chống đẩy.10. Nhảy aerobic là một bài tập thể dục cho người tiểu đường phù hợp đối tượng nữ giới. Đăng ký học lớp nhảy aerobic có thể giúp bạn đạt được mục tiêu tập thể dục của mình. Chẳng hạn, Zumba là một chương trình thể dục kết hợp các động tác nhảy và aerobic rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Ảnh: Internet.Mời độc giả theo dõi video "Những bài tập Tabata cho bạn giảm cân nhanh nhất". Nguồn: VTV3.
1. Đi Bộ nhanh: Đây là bài tập cường độ thấp tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường loại 2. Nó có tác dụng hạ đường huyết và cũng có thể ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tâm lý của người bệnh. Đi bộ nhanh cũng được coi là một cách tốt để bắt đầu với các hoạt động thể chất ở những người ít vận động mắc bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, đi bộ vừa phải không làm tăng nguy cơ loét chân ở những người bị bệnh thần kinh ngoại biên.
2. Bơi lội: Một nghiên cứu cho thấy rằng bơi lội có thể hỗ trợ đắc lực cho tình trạng kháng insulin, một dấu hiệu chính đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nó có thể giúp tăng cường các chức năng của cơ thể để sử dụng và hấp thụ glucose một cách hiệu quả.
3. Khiêu vũ: Theo một nghiên cứu, khiêu vũ có thể là hoạt động thể chất giúp kiểm soát mức đường huyết. Ngoài ra, âm nhạc trong khi khiêu vũ được biết là có tác dụng hữu ích đối với các chức năng nhận thức. Một số loại hình khiêu vũ tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường bao gồm Zumba, khiêu vũ Latin, khiêu vũ tiêu chuẩn và khiêu vũ aerobic.
4. Đạp xe: Đây là một hình thức tập thể dục nhịp điệu có thể làm giảm đáng kể lượng glucose cùng với cân nặng và huyết áp. Đây được coi là hình thức tập thể dục tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường dưới 40 tuổi, xét trên thực tế là tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Ấn Độ dưới 40 tuổi chỉ là 35%. Do đó, đạp xe được cho là hình thức hoạt động thể chất tốt nhất và dễ dàng để kiểm soát cũng như ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
5. Pilates: Đây là các bài tập ít tác động giúp tăng cường cơ bắp cùng với việc cải thiện tính linh hoạt và sự liên kết. Bệnh tiểu đường có xu hướng làm giảm khối lượng cơ xương và cản trở quá trình lưu trữ và sử dụng glucose. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 12 tuần tập pilate có thể giúp cải thiện mức đường huyết ở phụ nữ lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường loại 2.
6. Leo cầu thang: Lối sống bận rộn có thể làm giảm các hoạt động thể chất ở bệnh nhân tiểu đường. Theo một nghiên cứu, các bài tập cường độ trung bình thấp như đi cầu thang có thể gây ra những ảnh hưởng có lợi đến mức đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường. Đây có thể là bài tập trong thời gian ngắn và không tốn chi phí nhưng đầy hiệu quả trong việc kiểm soát mức đường huyết.
7. Làm các công việc gia đình: Tự quản lý bản thân là một phần quan trọng của việc chăm sóc ở bệnh nhân tiểu đường. Làm việc nhà được coi là một trong những bài tập thể dục trong nhà dễ dàng nhất cho bệnh tiểu đường. Quét bụi, lau nhà, hút bụi và giặt quần áo có thể giúp mang lại những lợi ích tương tự như các bài tập ngoài trời hoặc các bài tập liên quan đến phòng tập thể dục.
8. Duy trì tập luyện: Những bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục ít nhất hai lần hoặc ba lần một tuần (cùng với aerobic thường xuyên). Nó giúp duy trì lượng glucose trong máu và khối lượng cơ và sức mạnh. Mỗi buổi tập nên bao gồm khoảng 5-10 bài tập với trọng tâm là các cơ trên, dưới và cốt lõi của cơ thể.
9. Bài tập sức bền: Các bài tập này có thể làm tăng các protein vận chuyển glucose và các thụ thể insulin để insulin hoạt động tốt hơn trong cơ xương. Một nghiên cứu đề xuất người tiểu đường nên thực hiện các bài tập tăng cường sức bền như chống đẩy.
10. Nhảy aerobic là một bài tập thể dục cho người tiểu đường phù hợp đối tượng nữ giới. Đăng ký học lớp nhảy aerobic có thể giúp bạn đạt được mục tiêu tập thể dục của mình. Chẳng hạn, Zumba là một chương trình thể dục kết hợp các động tác nhảy và aerobic rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Ảnh: Internet.
Mời độc giả theo dõi video "Những bài tập Tabata cho bạn giảm cân nhanh nhất". Nguồn: VTV3.