1. Duy trì sự sạch sẽ: Mẹo chăm sóc bàn chân bệnh nhân tiểu đường quan trọng nhất là đảm bảo bàn chân sạch sẽ bằng cách rửa và vệ sinh thường xuyên. Điều này giúp bàn chân giảm nhạy cảm với nhiễm trùng và giữ cho chúng khỏe mạnh. Đảm bảo cọ rửa sạch và lau khô bàn chân, đặc biệt chú ý giữa các ngón chân.2. Đeo tất chân: Vết thương ở bàn chân bệnh nhân tiểu đường cần một thời gian dài để chữa lành. Ngay cả một vết cắt hoặc vết thương nhỏ cũng có thể dẫn đến hoại tử, một tình trạng da được xác định bằng mô đổi màu và đen. Tình trạng đôi khi có thể tiến triển thành đau mãn tính, giảm vận động, phẫu thuật chân và tử vong. Vì vậy, chuyên gia khuyên bạn nên đeo tất chân thường xuyên.3. Kiểm tra đôi chân thường xuyên: Trước khi đi ngủ, kiểm tra kỹ bàn chân và để ý các dấu hiệu của vết loét, vết cắt, mụn nước, vết xước, sưng tấy hoặc bất kỳ vấn đề nào khác ở chân có thể trầm trọng hơn thành các biến chứng lớn hơn. Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế nếu bạn nhận thấy bất cứ điều gì bất thường.4. Dùng tất sạch: Đi chân trần, ngay cả khi ở nhà, có thể làm tăng nguy cơ loét chân. Hãy bảo vệ đôi chân của bạn khỏi bất kỳ loại tổn thương nào bằng cách đi tất. Hãy cố gắng thay tất sạch hàng ngày.5. Chọn giày vừa chân: Chọn giày phù hợp, thoải mái và không gây chai hoặc phồng rộp bàn chân. Mang giày chật có thể làm tăng nguy cơ lở loét và phồng rộp cho đôi chân. Bạn nên có ít nhất hai đôi giày và thay đổi chúng hàng ngày. Ngoài ra, hãy nhớ loại bỏ đá hoặc các hạt bụi bẩn trước khi đeo.6. Tránh chườm nóng: Việc chườm nóng lên bàn chân có thể có hiệu quả trong việc giảm đau và sưng, nhưng việc tiếp xúc thường xuyên với liệu pháp nhiệt này có thể gây tê bàn chân và khiến nó không nhận ra các chấn thương. Tốt nhất là tránh chườm nóng thường xuyên.7. Bỏ thuốc lá: Hút thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng loét chân của bệnh nhân tiểu đường ở mọi giai đoạn, dù là giai đoạn khởi phát hay giai đoạn lành. Nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh thần kinh tự chủ và vận động và cảm giác ngoại vi của bệnh tiểu đường, là những nguyên nhân chính gây ra loét bàn chân.8. Đi kiểm tra định kỳ: Theo một nghiên cứu, tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường nhiều hơn so với người không mắc bệnh. Do đó, bạn đừng bao giờ bỏ lỡ cuộc hẹn với bác sĩ và kiểm tra mức đường huyết hàng ngày.9. Mát-xa chân: Bệnh tiểu đường có thể cản trở sự điều hòa nhiệt ở bàn chân và gây ra sự thay đổi cảm nhận về nhiệt và lạnh. Ngoài ra, lượng đường trong máu cao có thể góp phần làm tăng độ cứng và giảm độ đàn hồi của mô khiến cho việc di chuyển trở nên khó khăn. Mát xa chân giúp kích thích trạng thái cân bằng và thúc đẩy thư giãn, do đó cải thiện cơn đau và giảm nguy cơ loét chân.10. Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ: Dưỡng ẩm cho bàn chân cũng quan trọng như làm sạch chúng. Sử dụng kem dưỡng ẩm giàu chất chống oxy hóa và Vitamin E vì chúng có thể giúp giảm sản xuất các gốc tự do có thể gây tổn thương cho tế bào da.11. Cắt móng chân: Móng chân cong cũng có thể là nguyên nhân phổ biến gây đau chân ở người lớn tuổi. Cách tốt nhất để ngăn chặn điều này là chăm chỉ cắt ngắn nếu chúng mọc dài. Trong khi sử dụng bấm móng tay, hãy cực kỳ cẩn thận và chỉ sử dụng những loại được thiết kế cho móng chân để tránh bị thương. Ngoài ra, hãy giũa móng chân của bạn sau khi cắt chúng. 12. Đi bộ nhẹ mỗi ngày: Các cơ bàn chân cần các bài tập hàng ngày để duy trì hoạt động trong thời gian dài hơn. Đi bộ thường xuyên giúp giữ cho dây chằng, gân linh hoạt và cũng tăng cường cơ bắp chân. Điều này có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ loét chân và các biến chứng khác. Ảnh: Boldsky. Mời độc giả theo dõi video "Hai Việt kiều về quê ăn Tết bị tạt axit, cắt gân chân". Nguồn: VTV24.
1. Duy trì sự sạch sẽ: Mẹo chăm sóc bàn chân bệnh nhân tiểu đường quan trọng nhất là đảm bảo bàn chân sạch sẽ bằng cách rửa và vệ sinh thường xuyên. Điều này giúp bàn chân giảm nhạy cảm với nhiễm trùng và giữ cho chúng khỏe mạnh. Đảm bảo cọ rửa sạch và lau khô bàn chân, đặc biệt chú ý giữa các ngón chân.
2. Đeo tất chân: Vết thương ở bàn chân bệnh nhân tiểu đường cần một thời gian dài để chữa lành. Ngay cả một vết cắt hoặc vết thương nhỏ cũng có thể dẫn đến hoại tử, một tình trạng da được xác định bằng mô đổi màu và đen. Tình trạng đôi khi có thể tiến triển thành đau mãn tính, giảm vận động, phẫu thuật chân và tử vong. Vì vậy, chuyên gia khuyên bạn nên đeo tất chân thường xuyên.
3. Kiểm tra đôi chân thường xuyên: Trước khi đi ngủ, kiểm tra kỹ bàn chân và để ý các dấu hiệu của vết loét, vết cắt, mụn nước, vết xước, sưng tấy hoặc bất kỳ vấn đề nào khác ở chân có thể trầm trọng hơn thành các biến chứng lớn hơn. Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế nếu bạn nhận thấy bất cứ điều gì bất thường.
4. Dùng tất sạch: Đi chân trần, ngay cả khi ở nhà, có thể làm tăng nguy cơ loét chân. Hãy bảo vệ đôi chân của bạn khỏi bất kỳ loại tổn thương nào bằng cách đi tất. Hãy cố gắng thay tất sạch hàng ngày.
5. Chọn giày vừa chân: Chọn giày phù hợp, thoải mái và không gây chai hoặc phồng rộp bàn chân. Mang giày chật có thể làm tăng nguy cơ lở loét và phồng rộp cho đôi chân. Bạn nên có ít nhất hai đôi giày và thay đổi chúng hàng ngày. Ngoài ra, hãy nhớ loại bỏ đá hoặc các hạt bụi bẩn trước khi đeo.
6. Tránh chườm nóng: Việc chườm nóng lên bàn chân có thể có hiệu quả trong việc giảm đau và sưng, nhưng việc tiếp xúc thường xuyên với liệu pháp nhiệt này có thể gây tê bàn chân và khiến nó không nhận ra các chấn thương. Tốt nhất là tránh chườm nóng thường xuyên.
7. Bỏ thuốc lá: Hút thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng loét chân của bệnh nhân tiểu đường ở mọi giai đoạn, dù là giai đoạn khởi phát hay giai đoạn lành. Nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh thần kinh tự chủ và vận động và cảm giác ngoại vi của bệnh tiểu đường, là những nguyên nhân chính gây ra loét bàn chân.
8. Đi kiểm tra định kỳ: Theo một nghiên cứu, tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường nhiều hơn so với người không mắc bệnh. Do đó, bạn đừng bao giờ bỏ lỡ cuộc hẹn với bác sĩ và kiểm tra mức đường huyết hàng ngày.
9. Mát-xa chân: Bệnh tiểu đường có thể cản trở sự điều hòa nhiệt ở bàn chân và gây ra sự thay đổi cảm nhận về nhiệt và lạnh. Ngoài ra, lượng đường trong máu cao có thể góp phần làm tăng độ cứng và giảm độ đàn hồi của mô khiến cho việc di chuyển trở nên khó khăn. Mát xa chân giúp kích thích trạng thái cân bằng và thúc đẩy thư giãn, do đó cải thiện cơn đau và giảm nguy cơ loét chân.
10. Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ: Dưỡng ẩm cho bàn chân cũng quan trọng như làm sạch chúng. Sử dụng kem dưỡng ẩm giàu chất chống oxy hóa và Vitamin E vì chúng có thể giúp giảm sản xuất các gốc tự do có thể gây tổn thương cho tế bào da.
11. Cắt móng chân: Móng chân cong cũng có thể là nguyên nhân phổ biến gây đau chân ở người lớn tuổi. Cách tốt nhất để ngăn chặn điều này là chăm chỉ cắt ngắn nếu chúng mọc dài. Trong khi sử dụng bấm móng tay, hãy cực kỳ cẩn thận và chỉ sử dụng những loại được thiết kế cho móng chân để tránh bị thương. Ngoài ra, hãy giũa móng chân của bạn sau khi cắt chúng.
12. Đi bộ nhẹ mỗi ngày: Các cơ bàn chân cần các bài tập hàng ngày để duy trì hoạt động trong thời gian dài hơn. Đi bộ thường xuyên giúp giữ cho dây chằng, gân linh hoạt và cũng tăng cường cơ bắp chân. Điều này có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ loét chân và các biến chứng khác. Ảnh: Boldsky.
Mời độc giả theo dõi video "Hai Việt kiều về quê ăn Tết bị tạt axit, cắt gân chân". Nguồn: VTV24.