Theo Al Jazeera, Anima Mondal, 46 tuổi, là một cư dân đang sinh sống trong khu ổ chuột Gurugram, ngoại ô thủ đô New Delhi. Mondal đang thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, cuộc sống của cô ngày càng trở nên khốn khó sau khi cô mất việc vì Ấn Độ phong tỏa đất nước từ ngày 25/3 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)Song, Mondal không đơn độc trong tình huống này. Lệnh phong tỏa đất nước của Ấn Độ khiến những người làm công ăn lương hàng ngày như lao động chân tay, người thu gom phế liệu, kéo xe,...lâm vào tình cảnh thiếu thốn lương thực, thực phẩm. Hầu hết những người sống trong khu ổ chuột đang nghĩ đến việc bán rau để kiếm sống.Abdul Sheikh, 36 tuổi, sống cùng gia đình trong một căn phòng chật chội trong khu ổ chuột. Anh và vợ Sarveena Bibi, 29 tuổi, đã mất việc và số thực phẩm của họ chỉ còn đủ cho 4 ngày. Abdul đã phải bán điện thoại của anh gần đây để mua thức ăn cho gia đình.Đường phố ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ, vắng vẻ trong những ngày đóng cửa.Tại Ấn Độ, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến hàng triệu người dân. Cuộc sống bình thường bị đảo lộn, những người bán hàng rong đã chọn bán rau và trái cây ở các khu vực khác nhau của thủ đô New Delhi.Vivek Bishwas, 31 tuổi, là lao động chính của gia đình bốn người trong khu ổ chuột. Được biết, anh đã xin nghỉ việc để tìm kiếm một cơ hội tốt hơn khoảng một tuần trước khi lệnh phong tỏa bắt đầu có hiệu lực. "Trong 21 ngày đầu tiên, tôi không cảm thấy bất cứ áp lực nào. Nhưng bây giờ, tôi đang hối hận vì đã xin nghỉ việc vội vã. Chúng tôi sợ đói hơn là virus corona", Bishwas chia sẻ.Salahuddin Sheikh, 9 tuổi, đang sống cùng cha cậu bé, Akbar Sheikh, một thợ xây 45 tuổi, ở New Delhi. Cuộc sống của họ gặp khó khăn do Akbar không có việc làm trong hơn một tháng qua. Salahuddin đang muốn trở về nhà để gặp mẹ cậu bé. "Salahuddin luôn nhìn vào cánh cổng và hỏi bố khi nào được về nhà. Nhiều lúc cháu khóc giữa đêm khiến tôi đau lòng", Akbar buồn rầu nói."Thật không may, tôi đã trở lại Delhi vào tuần đầu tiên của tháng 3/2020. Không ai muốn điều này xảy ra", Kajal Sheikh, lái xe kéo 21 tuổi, cho hay.Munwara Bibi, 44 tuổi, sống với hai con trai Shanarul Sheikh, 24 tuổi, và Habibul Sheikh, 9 tuổi. Người chồng đã rời bỏ cô vào năm 2011. "Chúng tôi thiếu lương thực vì không có việc làm. Ngoài ra, nếu một người nhiễm COVID-19, tất cả chúng tôi sẽ phải chịu chung số phận", cô Munwara lo lắng.Rohul Mondal, 30 tuổi, sống cùng người vợ đang mang thai, Phulan Mondal, 29 tuổi. Cũng giống như nhiều người khác, Rohul mất việc trong thời gian đất nước bị phong tỏa. "Tôi không được trả lương từ tháng 2. Vợ tôi thì không thể làm việc nhiều do đang mang thai và tôi phải vật lộn để kiếm tiền", Mondal chia sẻ.Những người giao hàng cũng nhận thức được rủi ro nhưng cảm thấy may mắn khi vẫn có công việc giữa đại dịch COVID-19.Haroon Sheikh vốn làm nghề kéo xe chở khách, còn vợ ông là giúp việc. Tuy nhiên, họ đã mất việc kể từ ngày 24/3. "Chúng tôi chỉ có một khoản tiết kiệm nhỏ. Nếu tình trạng phong tỏa kéo dài và không nhận được thực phẩm cứu trợ, chúng tôi sẽ chết mất", Sheikh nói.Các khu vực đông dân cư rất dễ bị tổn thương trước dịch bệnh. "Giãn cách vật lý là một khái niệm xa lạ đối với những người dân sống trong các khu ổ chuột. Họ dễ mắc bệnh hơn vì nhiều lý do như thiếu dinh dưỡng và hệ miễn dịch yếu hơn", Shah Shahid Jameel, một nhà virus học, nói với Al Jazeera.Cô Sofia Begum, 39 tuổi, sống một mình trong khu ổ chuột này. Cô cho biết, khó khăn lớn nhất với cô là gửi tiền về cho con.Vishwa Halder, 46 tuổi, đã bán cá hơn 17 năm. "Hiện giờ, chúng tôi chỉ còn chưa đến 7 USD. Chúng tôi đề nghị chính quyền hỗ trợ thực phẩm cho chúng tôi. Không ai sẵn lòng cho chúng tôi mượn tiền trong thời gian khó khăn này", Halder nói.
Mời độc giả xem thêm video: Cách nhận biết người có biểu hiện nhiễm virus corona (Nguồn video: VTC1)
Theo Al Jazeera, Anima Mondal, 46 tuổi, là một cư dân đang sinh sống trong khu ổ chuột Gurugram, ngoại ô thủ đô New Delhi. Mondal đang thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, cuộc sống của cô ngày càng trở nên khốn khó sau khi cô mất việc vì Ấn Độ phong tỏa đất nước từ ngày 25/3 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)
Song, Mondal không đơn độc trong tình huống này. Lệnh phong tỏa đất nước của Ấn Độ khiến những người làm công ăn lương hàng ngày như lao động chân tay, người thu gom phế liệu, kéo xe,...lâm vào tình cảnh thiếu thốn lương thực, thực phẩm. Hầu hết những người sống trong khu ổ chuột đang nghĩ đến việc bán rau để kiếm sống.
Abdul Sheikh, 36 tuổi, sống cùng gia đình trong một căn phòng chật chội trong khu ổ chuột. Anh và vợ Sarveena Bibi, 29 tuổi, đã mất việc và số thực phẩm của họ chỉ còn đủ cho 4 ngày. Abdul đã phải bán điện thoại của anh gần đây để mua thức ăn cho gia đình.
Đường phố ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ, vắng vẻ trong những ngày đóng cửa.
Tại Ấn Độ, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến hàng triệu người dân. Cuộc sống bình thường bị đảo lộn, những người bán hàng rong đã chọn bán rau và trái cây ở các khu vực khác nhau của thủ đô New Delhi.
Vivek Bishwas, 31 tuổi, là lao động chính của gia đình bốn người trong khu ổ chuột. Được biết, anh đã xin nghỉ việc để tìm kiếm một cơ hội tốt hơn khoảng một tuần trước khi lệnh phong tỏa bắt đầu có hiệu lực. "Trong 21 ngày đầu tiên, tôi không cảm thấy bất cứ áp lực nào. Nhưng bây giờ, tôi đang hối hận vì đã xin nghỉ việc vội vã. Chúng tôi sợ đói hơn là virus corona", Bishwas chia sẻ.
Salahuddin Sheikh, 9 tuổi, đang sống cùng cha cậu bé, Akbar Sheikh, một thợ xây 45 tuổi, ở New Delhi. Cuộc sống của họ gặp khó khăn do Akbar không có việc làm trong hơn một tháng qua. Salahuddin đang muốn trở về nhà để gặp mẹ cậu bé. "Salahuddin luôn nhìn vào cánh cổng và hỏi bố khi nào được về nhà. Nhiều lúc cháu khóc giữa đêm khiến tôi đau lòng", Akbar buồn rầu nói.
"Thật không may, tôi đã trở lại Delhi vào tuần đầu tiên của tháng 3/2020. Không ai muốn điều này xảy ra", Kajal Sheikh, lái xe kéo 21 tuổi, cho hay.
Munwara Bibi, 44 tuổi, sống với hai con trai Shanarul Sheikh, 24 tuổi, và Habibul Sheikh, 9 tuổi. Người chồng đã rời bỏ cô vào năm 2011. "Chúng tôi thiếu lương thực vì không có việc làm. Ngoài ra, nếu một người nhiễm COVID-19, tất cả chúng tôi sẽ phải chịu chung số phận", cô Munwara lo lắng.
Rohul Mondal, 30 tuổi, sống cùng người vợ đang mang thai, Phulan Mondal, 29 tuổi. Cũng giống như nhiều người khác, Rohul mất việc trong thời gian đất nước bị phong tỏa. "Tôi không được trả lương từ tháng 2. Vợ tôi thì không thể làm việc nhiều do đang mang thai và tôi phải vật lộn để kiếm tiền", Mondal chia sẻ.
Những người giao hàng cũng nhận thức được rủi ro nhưng cảm thấy may mắn khi vẫn có công việc giữa đại dịch COVID-19.
Haroon Sheikh vốn làm nghề kéo xe chở khách, còn vợ ông là giúp việc. Tuy nhiên, họ đã mất việc kể từ ngày 24/3. "Chúng tôi chỉ có một khoản tiết kiệm nhỏ. Nếu tình trạng phong tỏa kéo dài và không nhận được thực phẩm cứu trợ, chúng tôi sẽ chết mất", Sheikh nói.
Các khu vực đông dân cư rất dễ bị tổn thương trước dịch bệnh. "Giãn cách vật lý là một khái niệm xa lạ đối với những người dân sống trong các khu ổ chuột. Họ dễ mắc bệnh hơn vì nhiều lý do như thiếu dinh dưỡng và hệ miễn dịch yếu hơn", Shah Shahid Jameel, một nhà virus học, nói với Al Jazeera.
Cô Sofia Begum, 39 tuổi, sống một mình trong khu ổ chuột này. Cô cho biết, khó khăn lớn nhất với cô là gửi tiền về cho con.
Vishwa Halder, 46 tuổi, đã bán cá hơn 17 năm. "Hiện giờ, chúng tôi chỉ còn chưa đến 7 USD. Chúng tôi đề nghị chính quyền hỗ trợ thực phẩm cho chúng tôi. Không ai sẵn lòng cho chúng tôi mượn tiền trong thời gian khó khăn này", Halder nói.
Mời độc giả xem thêm video: Cách nhận biết người có biểu hiện nhiễm virus corona (Nguồn video: VTC1)