Theo Al Jazeera, Bangladesh quyết định phong tỏa đất nước từ ngày 26/3 nhằm đối phó với dịch bệnh COVID-19. Lệnh phong tỏa kéo dài đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người dân đất nước này. Nhiều người mất thu nhập và phải trông chờ vào sự trợ giúp của chính phủ. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)Moina Dewan, làm nghề kéo xe chở khách, sống cùng 6 người trong gia đình ở khu ổ chuột Korail. Khi dịch bệnh bùng phát, Moina mất thu nhập do không có khách nào trong nhiều tuần. Anh cũng chưa nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền. "Nếu tình trạng này tiếp diễn, chúng tôi sẽ chết đói", Moina chia sẻ.Rahima từng làm việc tại một trung tâm chẩn đoán. Tuy nhiên, cô phải nghỉ việc không lương từ tháng 3. Rahima lo lắng vì tiền thuê nhà và các khoản chi phí khác của gia đình cô trong khu ổ chuột Korail, Dhaka.Palash làm nhân viên phục vụ tại một nhà hàng ở Kalachandpur, thủ đô Dhaka. Anh không thể trở về quê nhà do lệnh phong tỏa.Nafisa Akhtar là một công nhân may, đang làm việc tại Dhaka. "Tôi đến từ một vùng quê và phải hỗ trợ mẹ già. Trong đợt dịch này, chính quyền thông báo đóng cửa đất nước và tôi đã nghĩ đến việc phải rời khỏi Dhaka. Nhưng may mắn, nhà máy của tôi vẫn làm việc để sản xuất thiết bị bảo vệ và tôi vẫn được trả lương", Nafisa chia sẻ.Bangladesh vẫn đang thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát dịch COVID-19. Ảnh: Binh sĩ quân đội Bangladesh phun thuốc khử trùng các phương tiện ở Dhaka do lo ngại dịch bệnh COVID-19 lây lan.Người đàn ông bán khẩu trang trên đường phố Dhaka.Cảnh sát phong tỏa một khu dân cư ở Kamrangirchar, Dhaka.Hai nhân viên đi giao bình oxy trong thời gian Dhaka bị phong tỏa.Người đàn ông được kiểm tra sức khỏe tại Bangla Bazar ở thủ đô Bangladesh.Đường phố Dhaka vắng vẻ trong thời gian đóng cửa.Thi thể một bệnh nhân tử vong vì COVID-19 được đem đi chôn cất tại nghĩa trang Khilgaon-Taltola.Các thành viên của Khoa Hóa trường Đại học Công nghệ và Kỹ thuật Bangladesh sản xuất nước rửa tay sát khuẩn để cung cấp miễn phí cho bệnh viện và các tổ chức y tế khác ở Dhaka trong thời gian chiến đấu với dịch bệnh.
Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)
Theo Al Jazeera, Bangladesh quyết định phong tỏa đất nước từ ngày 26/3 nhằm đối phó với dịch bệnh COVID-19. Lệnh phong tỏa kéo dài đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người dân đất nước này. Nhiều người mất thu nhập và phải trông chờ vào sự trợ giúp của chính phủ. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)
Moina Dewan, làm nghề kéo xe chở khách, sống cùng 6 người trong gia đình ở khu ổ chuột Korail. Khi dịch bệnh bùng phát, Moina mất thu nhập do không có khách nào trong nhiều tuần. Anh cũng chưa nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền. "Nếu tình trạng này tiếp diễn, chúng tôi sẽ chết đói", Moina chia sẻ.
Rahima từng làm việc tại một trung tâm chẩn đoán. Tuy nhiên, cô phải nghỉ việc không lương từ tháng 3. Rahima lo lắng vì tiền thuê nhà và các khoản chi phí khác của gia đình cô trong khu ổ chuột Korail, Dhaka.
Palash làm nhân viên phục vụ tại một nhà hàng ở Kalachandpur, thủ đô Dhaka. Anh không thể trở về quê nhà do lệnh phong tỏa.
Nafisa Akhtar là một công nhân may, đang làm việc tại Dhaka. "Tôi đến từ một vùng quê và phải hỗ trợ mẹ già. Trong đợt dịch này, chính quyền thông báo đóng cửa đất nước và tôi đã nghĩ đến việc phải rời khỏi Dhaka. Nhưng may mắn, nhà máy của tôi vẫn làm việc để sản xuất thiết bị bảo vệ và tôi vẫn được trả lương", Nafisa chia sẻ.
Bangladesh vẫn đang thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát dịch COVID-19. Ảnh: Binh sĩ quân đội Bangladesh phun thuốc khử trùng các phương tiện ở Dhaka do lo ngại dịch bệnh COVID-19 lây lan.
Người đàn ông bán khẩu trang trên đường phố Dhaka.
Cảnh sát phong tỏa một khu dân cư ở Kamrangirchar, Dhaka.
Hai nhân viên đi giao bình oxy trong thời gian Dhaka bị phong tỏa.
Người đàn ông được kiểm tra sức khỏe tại Bangla Bazar ở thủ đô Bangladesh.
Đường phố Dhaka vắng vẻ trong thời gian đóng cửa.
Thi thể một bệnh nhân tử vong vì COVID-19 được đem đi chôn cất tại nghĩa trang Khilgaon-Taltola.
Các thành viên của Khoa Hóa trường Đại học Công nghệ và Kỹ thuật Bangladesh sản xuất nước rửa tay sát khuẩn để cung cấp miễn phí cho bệnh viện và các tổ chức y tế khác ở Dhaka trong thời gian chiến đấu với dịch bệnh.
Mời độc giả xem thêm video: WHO chính thức đặt tên cho virus corona mới là SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTC1)