Những người di cư, phần lớn đến từ Eritrea, nhảy xuống nước từ các tàu gỗ đông đúc và bơi đến các tàu cứu hộ ngoài khơi Địa Trung Hải, cách thị trấn Sabratha của Libya khoảng 20 km.Người di cư đến từ Somalia và Eritrea chen chúc trên con tàu gỗ chật hẹp khởi hành từ Libya vào ngày 21/8. Tổ chức phi chính phủ Proactiva Open Arms đã cứu trợ khoảng 800 người di cư.Hải quân Italy cứu người di cư khỏi chiếc thuyền bị bốc cháy vào ngày 28/8."Đây là kỷ nguyên có số lượng người di cư lớn nhất chưa từng có tiền lệ,” Flavio Di Giacomo, phát ngôn viên của Tổ chức Di cư Quốc tế tại Italy cho biết. “Những gì chúng ta thấy trên biển chỉ là một phần nhỏ của những gì đang xảy ra”.Chiếc thuyền chứa hơn 700 người đang được cứu trợ trên biển Địa Trung Hải.Cánh tay giúp đỡ dân di cư Nigeria từ Proactiva Open Arms. Theo Der Spiegel, từ năm 2000 đến năm 2014, có hơn 23.000 người chết trên hành trình di cư đến châu Âu.Habsa (trái) và Ahma (phải) ngồi trên một chiếc thuyền cao su chắc chắn sau khi được giải cứu khỏi một chiếc tàu tị nạn đông đúc từ Libya.Một người di cư từ Eritrea được giúp đỡ sau khi nhảy xuống nước. Theo The New York Times, cuối tháng 5, khoảng 700 người di cư chết trên biển trong 3 ngày, nâng lượng thương vong năm 2016 lên con số 2.000.Theo The Washington Post, 400 người di cư đã chết đuối trong một vụ lật thuyền hồi tháng 4.Cậu bé người Syria 7 tuổi Tamiem Azim khóc trên thuyền cứu hộ vào ngày 18/8. Mẹ và em gái 2 tuổi Tasneen của Azim đều thiệt mạng trong vụ chìm tàu.Nhiều gia đình có con nhỏ và trẻ sơ sinh trên hành trình đi tìm vùng đất mới. Nhiều người thà liều mạng băng qua Địa Trung Hải còn hơn ở lại quê hương mình.Dustin, 11 tuổi (phải) cùng em trai đến từ Nigeria khóc trên một tàu cứu hộ khi nói rằng mẹ của hai anh em đã chết tại Libya.Khi chính quyền các nước đang thảo luận các giải pháp trước mắt để giải quyết khủng hoảng di cư, hầu hết đều cho rằng nguyên nhân cốt lõi nằm ở sự bất ổn về kinh tế và chính trị tràn lan ở các quốc gia của người di cư từ châu Phi và Trung Đông. Các vấn đề này không thể giải quyết trong một sớm một chiều mà cần có thời gian.
Những người di cư, phần lớn đến từ Eritrea, nhảy xuống nước từ các tàu gỗ đông đúc và bơi đến các tàu cứu hộ ngoài khơi Địa Trung Hải, cách thị trấn Sabratha của Libya khoảng 20 km.
Người di cư đến từ Somalia và Eritrea chen chúc trên con tàu gỗ chật hẹp khởi hành từ Libya vào ngày 21/8. Tổ chức phi chính phủ Proactiva Open Arms đã cứu trợ khoảng 800 người di cư.
Hải quân Italy cứu người di cư khỏi chiếc thuyền bị bốc cháy vào ngày 28/8.
"Đây là kỷ nguyên có số lượng người di cư lớn nhất chưa từng có tiền lệ,” Flavio Di Giacomo, phát ngôn viên của Tổ chức Di cư Quốc tế tại Italy cho biết. “Những gì chúng ta thấy trên biển chỉ là một phần nhỏ của những gì đang xảy ra”.
Chiếc thuyền chứa hơn 700 người đang được cứu trợ trên biển Địa Trung Hải.
Cánh tay giúp đỡ dân di cư Nigeria từ Proactiva Open Arms. Theo Der Spiegel, từ năm 2000 đến năm 2014, có hơn 23.000 người chết trên hành trình di cư đến châu Âu.
Habsa (trái) và Ahma (phải) ngồi trên một chiếc thuyền cao su chắc chắn sau khi được giải cứu khỏi một chiếc tàu tị nạn đông đúc từ Libya.
Một người di cư từ Eritrea được giúp đỡ sau khi nhảy xuống nước. Theo The New York Times, cuối tháng 5, khoảng 700 người di cư chết trên biển trong 3 ngày, nâng lượng thương vong năm 2016 lên con số 2.000.
Theo The Washington Post, 400 người di cư đã chết đuối trong một vụ lật thuyền hồi tháng 4.
Cậu bé người Syria 7 tuổi Tamiem Azim khóc trên thuyền cứu hộ vào ngày 18/8. Mẹ và em gái 2 tuổi Tasneen của Azim đều thiệt mạng trong vụ chìm tàu.
Nhiều gia đình có con nhỏ và trẻ sơ sinh trên hành trình đi tìm vùng đất mới. Nhiều người thà liều mạng băng qua Địa Trung Hải còn hơn ở lại quê hương mình.
Dustin, 11 tuổi (phải) cùng em trai đến từ Nigeria khóc trên một tàu cứu hộ khi nói rằng mẹ của hai anh em đã chết tại Libya.
Khi chính quyền các nước đang thảo luận các giải pháp trước mắt để giải quyết khủng hoảng di cư, hầu hết đều cho rằng nguyên nhân cốt lõi nằm ở sự bất ổn về kinh tế và chính trị tràn lan ở các quốc gia của người di cư từ châu Phi và Trung Đông. Các vấn đề này không thể giải quyết trong một sớm một chiều mà cần có thời gian.