Phát hiện mắc giang mai khi không còn liên lạc với bạn trai
Theo BS.CKII Đoàn Văn Lợi Em, Trưởng khoa lâm sàng 3, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, giang mai là căn bệnh xã hội, lây truyền qua đường tình dục phổ biến hiện nay. Người mắc bệnh này thường không biết mình mắc bệnh nên đã vô tình gây bệnh cho người khác.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm, thể giới có khoảng 1,6 triệu người mắc giang mai. Căn bệnh này là mối đe dọa sức khỏe dai dẳng trên thế giới, nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người mắc và có thể dễ mắc bệnh mãn tính khác đi kèm. Nguyên nhân khiến nhiều người mắc bệnh thường là do chủ quan khi “yêu”.
Giang mai là căn bệnh xã hội hiện đang có nhiều người mắc vì chủ quan. Ảnh minh họa.
Kim Loan (20 tuổi), đang là sinh viên năm 3 tại một trường Đại học ở TP.HCM, mới đây thấy một vùng kín nổi mụn cóc đã tìm đến anh Ngô Tấn Huỳnh, chuyên viên tư vấn HIV hỗ trợ cộng đồng ở TP.HCM nhờ tư vấn và làm xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục.
Loan kể với anh Huỳnh, vào dịp đầu năm nay có cùng nhóm bạn tổ chức ăn nhậu cuối năm để về quê đón năm mới. Sau khi nhậu sau, nữ sinh viên có đồng ý vào khách sạn với một người đàn ông mới quen. Tại đây, cả hai đã xảy ra “chuyện tình một đêm” không an toàn. “Cả tôi và anh ấy đều không mang bao cao su theo. Lúc đó cũng đã khuya, đi mua sợ không ai bán”, Loan chia sẻ với anh Huỳnh.
Sau khi xảy ra tình một đêm, sức khỏe của Loan hoàn toàn bình thường. Cô cũng không còn liên lạc với người bạn trai và không xảy “chuyện ngoài ý muốn” với ai khác. 6 tháng sau, cô mới phát hiện triệu chứng bệnh.
Anh Huỳnh cho biết, kết quả xét nghiệm cho kết quả, Loan dương tính với giang mai. “May mắn, bạn ấy không mắc HIV và bệnh viêm gan B, nếu không sẽ phải hối hận cả đời”, anh Huỳnh nói. Sau đó, anh hướng dẫn Loan đến bệnh viện điều trị giang mai bằng thuốc kháng sinh, vệ sinh bằng vùng kín thường xuyên và kiêng quan hệ để tránh gây bệnh cho người khác cũng như sớm khỏi bệnh.
Theo anh Huỳnh, ngoài Loan, thời gian nhiều trường hợp lây bệnh qua đường tình dục không an toàn, trong đó có rất nhiều học sinh, sinh viên mắc bệnh. Vì vậy, chuyên viên Huỳnh khuyến cáo, tất cả mọi người nên tự bảo vệ bằng cách “yêu” chung thủy, nên sử dụng bao cao khi phát sinh quan hệ với người mới quen.
Theo bác sĩ Lợi Em, rất nhiều người trẻ, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên mắc giang mai vì "yêu" không an toàn. Ảnh: BSCC.
Bệnh giang mai phát triển âm thầm, dễ nhầm với bệnh khác
Lý giải về nguyên nhân 6 tháng sau khi xảy ra quan hệ, Loan mới phát hiện mắc bệnh, bác sĩ Lợi Em cho rằng, giang mai có các giai đoạn phát triển bệnh phức tạp với các triệu chứng khó nhận biết, các tổn thương hoặc phát ban do giang mai dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, khiến nhiều trường hợp được chẩn đoán muộn.
Hơn nữa, phần lớn người mắc giang mai không có triệu chứng hoặc triệu chứng không quá rầm rộ nên người bệnh không nhận biết kịp thời để đi khám bệnh. Nhiều trường hợp, bệnh chỉ biểu hiện với một vết loét duy nhất. Vết loét của giang mai cũng thường không đau, không gây khó chịu và nằm ở vị trí khó quan sát như vùng hậu môn nên bị nhiều người bỏ qua. Sau một thời gian, vết loét cũng sẽ tự lành mặc dù không điều trị.
Một số trường hợp bệnh tiến trị nặng lên như trường hợp của Loan là do giang mai tiếp xúc với vi khuẩn, virus khác làm cho virus giang mai phát triển rầm rộ. “Vì điều này, mới có nhiều trường hợp 1 năm, vài năm, thậm chí 30 năm sau mới phát hiện mắc bệnh”, bác sĩ Lợi em chia sẻ.
Mang bao cao su khi "yêu" là một cách để phòng cách mắc giang mai. Ảnh minh họa.
Để phòng bệnh giang mai, bác sĩ Lợi Em cũng khuyên cần quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ, một chồng. Sự bao cao su và sử dụng đúng cách khi “yêu” để bảo vệ mình và bạn tình. Khi có triệu chứng nghi ngờ cần đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra. Khi không có triệu chứng bệnh, nhưng đã có xảy ra quan hệ không an toàn cũng nên đi làm xét nghiệm để sớm phát hiện bệnh, tránh để bệnh chuyển sang giai đoạn muốn làm cho việc điều trị khó khăn, dễ có nguy cơ mắc thêm bệnh mạn tính khác.
* Tên người bệnh đã thay đổi.