Chú với dì sống với nhau hạnh phúc và họ cũng có 2 con trai, 1 con gái. Các con của dì rất thành đạt, 2 con trai đều du học, làm việc và định cư bên nước ngoài. Còn con gái của dì lấy chồng thành phố.
Bản thân chú và dì cũng có việc làm ổn định. Chú là dân xây dựng còn dì làm giáo viên dạy Toán một trường cấp 2. Chú dì đều sống rất thân thiện, hòa đồng với hàng xóm, bạn bè, người thân nên được mọi người rất quý mến.
Con sinh ra lại hay ốm đau và khó khăn về kinh tế nên 2 vợ chồng vừa miệt mài nuôi con vừa phải chịu khó làm lụng. (Ảnh minh họa)
Ngày học đại học, thỉnh thoảng cuối tuần tôi cũng hay về nhà dì ăn cơm. Khi ấy dì cháu nói chuyện với nhau rất vui vẻ. Dì thường cho tôi ít tiền tiêu vặt hoặc để mua quần áo đẹp, luôn thúc đẩy cháu gái phải cố gắng trong học tập cũng như cuộc sống sau này.
Sau khi tôi đi làm được 3 năm thì chú nhà dì mất nên từ đó dì sống một mình trong căn nhà ở thị trấn. Thỉnh thoảng tôi vẫn thấy con gái, con rể dì cho các cháu về thăm bà. Hoặc khi Tết đến, các con trai, con dâu của dì bên nước ngoài cũng về chơi. Thấy dì vẫn được các con quan tâm và sống vui vẻ nên tôi yên tâm.
Ngày tôi lấy chồng, dì lo lắng cho tôi chẳng khác mẹ đẻ, còn cho cháu 3 cây vàng. Dì nói khi nào thấy cuộc sống bên gia đình chồng mệt mỏi quá, cứ về nhà dì luôn chào đón. Tôi vâng dạ cảm ơn nhưng thật sự sau khi có gia đình riêng, tôi chẳng còn về thăm được dì như trước.
Nhất là vợ chồng tôi sau cưới có tin vui, con sinh ra lại hay ốm đau và khó khăn về kinh tế nên 2 vợ chồng vừa miệt mài nuôi con vừa phải chịu khó làm lụng.
Không có nhiều thời gian nên những cuộc điện thoại với dì của tôi cũng thưa dần. Dịp Tết đến tôi cũng không gặp được dì vì chỉ tranh thủ về được nhà cụ ngoại, không đến nhà dì ở thị trấn. Chỉ nghe mọi người nói dì vẫn sống trong căn nhà cũ một mình.
Tới vừa rồi, tôi thả để có bầu lần 2. Lần mang bầu này thai nhi trong bụng tôi yếu. Bác sĩ nói thai yếu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, một trong số đó là chế độ dinh dưỡng nên phải điều chỉnh lại kịp thời chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống để không thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đáng tiếc.
Theo chỉ dẫn của bác sĩ, tôi đã điều chỉnh lối sống và có những tín hiệu tốt. Rồi có người mách tôi đến bốc thuốc ở thị trấn nơi dì đang ở để lấy thuốc dưỡng thai nên tôi cũng tìm đến. Thăm khám xong, tiện đường tôi đi thêm 30km để đến thăm dì sau 4 năm không gặp.
Vác bụng bầu đi đoạn đường xa đến được nhà dì tôi khá mệt. Dì vẫn nhận ra cô cháu gái nên rất vui mừng, bắt tôi ở lại ăn cơm rồi hỏi han mọi chuyện. Còn dì thì sức khỏe giảm sút đi nhiều khiến gầy sọp, già đi trông thấy, nhìn mà tôi xót.
Khi hỏi về cuộc sống hiện nay, dì buồn buồn trầm ngâm nói mấy năm nay các con trai, con dâu toàn lấy cớ bận công việc, con cái không về nước. Còn con gái, con rể của dì cũng bận việc nên 1 năm chỉ về nhà vào đúng dịp Tết được 2-3 ngày lại đi. Sống một mình vậy, dì đang tính vào viện dưỡng lão cho đỡ cô quạnh.
Nghe dì nói mà tôi chạnh lòng thương quá. Dì cũng hỏi về tình trạng thai yếu của tôi rồi dặn dò cẩn thận. Lúc về, dì còn đưa cho tôi một phong bao bên trong có 200 triệu đồng. Thấy vậy tôi từ chối không nhận nhưng dì bảo cứ cầm lấy:
“Dì cho con số tiền này để dưỡng thai và sinh đẻ cho thật khỏe mạnh, an toàn. Nếu con ngại cứ coi như số tiền này dì cảm ơn con đã đến thăm và trò chuyện với dì. Hy vọng sẽ sớm được gặp lại vợ chồng con và chắt của dì”.
Cứ 1-2 tuần dù cách nhà dì 150km nhưng tôi luôn đưa chồng con về thăm và coi dì như một thành viên trong gia đình mình. (Ảnh minh họa)
Nghe dì nói mà tôi khóc nghẹn. Thật sự giờ tôi mới hiểu với những người già, họ chỉ cần con cháu đồng hành, lắng nghe họ chia sẻ và về thăm họ thường xuyên đã khiến họ hạnh phúc và ấm lòng. Chính bởi thế sau lần đó, cứ 1-2 tuần dù cách nhà dì 150km nhưng tôi luôn đưa chồng con về thăm và coi dì như một thành viên trong gia đình mình.
Càng ấm áp hơn mỗi lần vác bụng bầu về, dì lại tẩm bổ cho cháu gái đủ thứ, từ ăn nhiều thực phẩm tốt đến thể dục, hạn chế chất béo và muối… Có dì ở bên, tôi thấy cuộc sống của mình thật vui vẻ, ý nghĩa hơn.
Mẹ bầu thai yếu nên ăn gì?
Thực phẩm bổ sung canxi
Mọi người đều biết rằng canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển bộ khung xương cho trẻ. Thế nhưng ít ai biết canxi cũng hỗ trợ để các dây thần kinh và tim hoạt động bình thường.
Theo các bác sĩ khuyến nghị, phụ nữ mang thai nên bổ sung 1.000 miligam (mg) canxi mỗi ngày. Sau đây là các thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn để tăng cường canxi:
Rau xanh sẫm màu như: rau lang, rau dền, cải bó xôi, cải cầu vồng, đậu rồng, cải xoăn; Bánh mì nguyên cám; cá hồi tươi hay cá mòi; cam; các loại hạt như hạt vừng (hạt mè), hạnh nhân; đậu phụ; sữa chua…
Thực phẩm bổ sung axit folic
Axit folic được cơ thể sử dụng để duy trì hồng cầu khỏe mạnh và sản xuất lượng máu cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài ra, dưỡng chất này còn hỗ trợ quá trình phát triển của não và ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh.
Phụ nữ mang thai nên bổ sung 400 microgam (mcg) axit folic mỗi ngày. Các thực phẩm giàu axit folic mà mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn dinh dưỡng, bao gồm: Đậu lăng, đậu tây; Các loại rau lá xanh, xà lách romaine, cải xoăn và bông cải xanh; Trái cây họ cam quýt; Các loại hạt và đậu…
Thực phẩm bổ sung protein
Protein là chất dinh dưỡng cần thiết để xây dựng và phát triển nhiều cơ quan trong cơ thể của trẻ như não, cơ và máu. Mẹ bầu cần bổ sung lượng protein tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể, ví dụ như mẹ bầu cân nặng 68kg sẽ cần khoảng 75g protein mỗi ngày. Một số thực phẩm giàu protein, bao gồm: Hải sản; Thịt heo, thịt bò và thịt gia cầm; Trứng; Đậu Hà Lan; Các sản phẩm từ đậu nành…
Thai yếu phải làm sao?
Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết thì việc tránh các loại thực phẩm có hại có thể giúp phòng ngừa và cải thiện sức khỏe thai nhi. Vì vậy, một số thói quen ăn uống mà mẹ bầu cần thay đổi như:
- Không ăn quá 3gram muối mỗi ngày, vì muối khiến cơ thể giữ nước và có thể dẫn đến tăng huyết áp.
- Lượng cholesterol được nạp vào cơ thể qua thực phẩm không quá 300mg mỗi ngày.
- Bổ sung chất béo lành mạnh, hạn chế vượt quá 30% chất béo trong chế độ ăn uống hằng ngày.
- Tránh tiêu thụ bột ngọt, vì có thể dẫn đến các vấn đề không tốt liên quan đến sự phát triển của thai nhi.
- Hạn chế lượng cafein.
- Các loại thực phẩm khác có nhiều nguy cơ gây ra các vấn đề sức khỏe, bao gồm: rau sống, sushi, sữa chưa tiệt trùng, thực phẩm tái sống, đồ chưa nấu chín, trứng sống và sốt mayonnaise.
Bên cạnh đó, khi thai phụ tập thể dục thường xuyên (30 phút mỗi lần và tập 3 lần/tuần) thai nhi có nhịp tim thấp hơn và sự thay đổi nhịp tim lớn hơn so với những mẹ bầu không tập thể dục, đây đều là các biểu hiện của nhịp tim phát triển bình thường. Một số bộ môn mẹ bầu có thể tham khảo như đi bộ, bơi lội, thể dục nhịp điệu với các động tác nhẹ nhàng và đạp xe trên máy đạp xe đạp. Đồng thời, cần tránh vận động mạnh để không ảnh hưởng tới thai nhi.