3 việc không quan tâm
1. Việc của người khác
Không quan tâm đến việc của người khác là sự khôn ngoan của con người. Nếu đối phương biết ơn bạn vì đã quan tâm thì không sao, nếu bạn gặp phải một người không biết điều thì đó chắc chắn là một nỗ lực vô ích. Một số người thậm chí có thể cho rằng bạn đang phô trương khả năng của mình, cười nhạo sự kém cỏi của họ và nói xấu sau lưng bạn tất cả những điều không hay.
Bản chất nhiều người là vậy, không trân trọng và đánh giá cao lòng tốt của người khác, nhất là khi thấy ai đó xung quanh giỏi hơn mình. Khi người khác chủ động nhờ bạn giúp đỡ, hãy làm những gì có thể; khi ai đó không nhờ giúp đỡ thì hãy cứ sống cuộc sống của riêng mình và đừng xen vào chuyện của người khác.
Trong cuộc sống này, nếu bạn nói ít và ít quan tâm hơn thì bạn sẽ được phước nhiều hơn. Suy cho cùng, mỗi người chỉ có nguồn lực có hạn, không thể đủ sức lực, thời gian để quan tâm đến việc của tất cả mọi người. Lo việc của riêng mình, sống một cuộc sống tự do và thoải mái là cách để tỉnh thức trên đời.
2. Chuyện tình cảm người ta
Làm bà mối, thuyết phục vợ chồng khi cãi nhau là việc phiền toái nhất. Họ có thể hôm nay cãi nhau rồi ngày mai lại làm lành. Nếu hôm nay bạn giúp người này mắng người kia, ngày mai người đó có thể thấy người có lỗi chính là bạn. Thậm chí, nếu bạn lo lắng quá nhiều, bạn sẽ bị kiệt sức về thể chất lẫn tinh thần.
Chuyện tình cảm là chuyện riêng tư của con người, chỉ người trong cuộc mới biết rõ nhất tình hình. Hãy tôn trọng sự lựa chọn của bạn bè và để người trong cuộc tự giải quyết vấn đề của họ. Người lớn tuổi cũng nên bớt can dự vào chuyện của vợ chồng trẻ, để họ tự giải quyết chuyện tình cảm, tự sắp xếp cuộc sống của mình.
3. Việc nhà người khác
Trong cuộc sống hàng ngày, việc vợ chồng có những mâu thuẫn, cãi vã âu cũng là chuyện thường tình. Bát đũa còn có lúc xô, không ai có thể nói tài rằng mối quan hệ của mình sẽ luôn êm đềm không xô xát.
Người thông minh sẽ không can thiệp vào việc nhà của người khác. Họ biết rằng việc nhà vốn là cảm tính, không thể cứ nói theo lý trí là được. Là người ngoài cuộc, chúng ta không thể hiểu hết vấn đề, hình dung được những xáo trộn trong đó. Hơn nữa, nhiều người thực sự ghét bị người khác can thiệp vào công việc gia đình của họ, vì thấy bản thân như thể đang bị theo dõi.
Lãnh thổ cơ bản nhất của con người là gia đình, là nơi thiêng liêng và bất khả xâm phạm của họ. Vì vậy, đừng can thiệp vào cuộc sống của người khác, đừng quan tâm đến chuyện gia đình của người khác, đừng bảo ai đó phải làm gì trong cuộc sống, đó là sự tu dưỡng cơ bản nhất của người trưởng thành.
3 điều chớ nói
1. Chớ nói điều xấu
Thận trọng trong lời nói và hành động là kỷ luật tự giác mà một người trưởng thành nên có. Nếu bạn ghét một người, hãy tránh xa người đó, thực sự không cần thiết phải nói xấu họ ở mọi nơi. Điều này không những không giúp bạn đạt được gì mà còn khiến người khác cho rằng bạn là người hẹp hòi. Bạn có thể thấy thoải mái khi nói nhưng nói xong sẽ thấy tình hình vẫn không thay đổi gì.
Hơn nữa, khi đã quen nói xấu, bạn sẽ ngày càng trở nên bất cẩn, coi chuyện đó là điều rất bình thường. Nhớ rằng, lời nói có thể là con dao làm tổn thương người khác. Nếu ai đó tốt, họ sẽ nhận được phước lành và nếu họ xấu, họ sẽ phải nhận quả báo. Không vạch trần khuyết điểm của người khác, không vướng mắc thì bạn mới có thể bảo vệ bản thân tốt hơn.
2. Chớ phàn nàn
Mỗi người đều sẽ gặp phải những trở ngại khác nhau trong cuộc sống và không ai biết khi nào mình sẽ chạm đến điểm thấp nhất trong cuộc đời. Nếu bạn luôn quen với việc phàn nàn, chắc chắn nó sẽ phủ bóng đen lên cuộc sống vốn đã không như ý của bạn, ý chí của bạn sẽ dần bị hủy hoại và nhiệt huyết của bạn sẽ dần cạn kiệt.
Càng ở trong hố sâu, bạn càng cần mạnh mẽ và dũng cảm. Thế giới càng phức tạp, bạn càng cần trau dồi một trái tim tĩnh lặng và bình thường.
Thay vì phàn nàn, hãy thay đổi. Tới một ngày, bạn sẽ nhận ra mỗi bước đi của mình đều có giá trị. Cuộc đời rất ngắn ngủi, đừng bận phàn nàn, hãy bận rộn đọc sách và nghiên cứu. Hãy sử dụng thời gian, sức lực và nguồn lực của mình vào những hành động thiết thực, không ngừng hoàn thiện và thay đổi bản thân.
3. Đừng nói những lời sáo rỗng
Khi không chắc chắn mình có thể làm được điều gì đó, đừng vội nói mà hãy làm trong im lặng. Dù gặp khó khăn gì cũng đừng sợ mất mặt mà hãy rèn luyện bản thân một cách kỷ luật. Nói những lời sáo rỗng thực ra là dấu hiệu của sự thiếu tự tin.
Khi một người tự tin, người đó sẽ tập trung toàn bộ sự chú ý vào hành động thay vì nói. Nhớ rằng, nghĩ đến một vạn lần cũng không bằng làm một lần. Nói những lời thích hợp nhất với đúng người, đúng thời điểm, đúng dịp chính là trí tuệ tuyệt vời của cuộc sống.