Mỗi ngày ngủ bao nhiêu là đủ? Chỉ cần đi ngủ vào khung giờ này sẽ giúp ngừa bệnh tật, lão hóa tự động tránh xa

Google News

Ngủ đúng giờ và đủ giấc là cách tốt nhất để giữ gìn sức khỏe. Một giấc ngủ ngon thậm chí còn tốt hơn cả thuốc bổ, giúp bạn phòng ngừa bệnh tật và đẹp hơn mỗi ngày. 

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của con người. Theo đó, trạng thái nghỉ ngơi này có thể đem lại nhiều lợi ích trong việc nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật và một tinh thần thoải mái. 

Để có một giấc ngủ lành mạnh, bạn phải đảm bảo được 3 tiêu chí như: thời lượng giấc ngủ, lịch trình ngủ nhất quán và chất lượng giấc ngủ. Do đó, bạn nên thiết lập thói quen đi ngủ sớm mỗi ngày và thức dậy đúng lúc để cơ thể luôn trong tình trạng khỏe mạnh, ổn định.

Mỗi ngày ngủ bao nhiêu là đủ?

Thời lượng giấc ngủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: sức khỏe, tuổi tác và hoàn cảnh sống của mỗi người. Trên thực tế, số lượng giờ ngủ cần thiết mỗi ngày để đủ giấc có thể thay đổi tùy theo từng đối tượng. Các chuyên gia khuyên rằng, một người bình thường khỏe mạnh nên ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm. 

Việc giấc ngủ của con người thay đổi theo thời gian là điều bình thường. Ví dụ như bạn sẽ ngủ từ 8 đến 10 tiếng trong độ tuổi thanh thiếu niên, sau đó giảm dần còn 6 đến 7 tiếng khi về già.

Thức khuya không tốt cho sức khỏe.

Thời điểm tốt nhất để đi ngủ, phòng chống bệnh tật và ngăn ngừa lão hóa

Hiệp hội Giấc ngủ Anh chia sẻ, sau 22 giờ là khoảng thời gian các cơ quan trong cơ thể cần được giảm hoạt động và nghỉ ngơi hoàn toàn. Đặc biệt, khung từ 22 - 23 giờ là thời gian ngủ hợp lý, bởi lúc đó lượng hormone căng thẳng cortisol bắt đầu giảm, thân nhiệt giảm và não bắt đầu sản xuất hormone melatonin gây ngủ để giấc ngủ đến dễ dàng.

Như vậy, về vấn đề nên đi ngủ lúc mấy giờ thì có thể thấy rằng, từ khoảng 22 - 23 giờ là thời điểm tốt nhất để cơ thể cần có giấc ngủ say. Điều này sẽ giúp các chức năng được phục hồi để làm việc tốt hơn trong ngày hôm sau.

Nên ngủ sớm để bảo vệ sức khỏe.

Những lợi ích của việc ngủ đúng giờ là gì?

Nếu đã biết được thời điểm tốt nhất để đi ngủ và duy trì đều đặn khung giờ này mỗi ngày, bạn sẽ giúp cho cơ thể mình sở hữu “khối gia tài” khổng lồ:

- Phục hồi não bộ

Giấc ngủ sâu giúp cho não bộ được phục hồi và hoạt động tốt hơn các chức năng: tập trung và nhận thức. Khi có giấc ngủ chất lượng thì não bộ được nghỉ ngơi, có điều kiện lọc sạch chất chuyển hóa tích tụ trong hệ thần kinh sau suốt một ngày mệt mỏi. Ngoài ra, ngủ đủ giấc và đúng giờ còn cho phép ngày hôm sau làm việc hiệu quả hơn vì não bộ có khả năng xử lý nhanh nhạy, linh hoạt các thông tin nhận được.

- Cải thiện hệ miễn dịch

Giấc ngủ ngon giúp chức năng của các tế bào miễn dịch lympho T cải thiện tốt hơn, nhờ đó mà cơ thể có thể chống lại các mầm bệnh nội bào như: virus như cúm, herpes, HIV, tế bào ung thư,… Ngủ đúng giờ cũng là cách để cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch.

- Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Các chuyên gia sức khỏe lý giải rằng, khi thiếu ngủ sẽ làm tăng chất gây viêm trong máu và nồng độ hormone gây stress - tác nhân chính gây nên bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, thiếu ngủ và không biết nên đi ngủ lúc mấy giờ để duy trì giấc ngủ đúng giờ còn làm xuất hiện xu hướng ăn vặt nhiều hơn, từ đó sinh ra béo phì - yếu tố liên quan tới bệnh tim mạch.

- Ngăn ngừa lão hóa

Đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc là cách để hạn chế nếp nhăn, làm chậm quá trình lão hóa. Điều này được giải thích do khi ngủ say, tế bào già cỗi trên da được đào thải và thay thế bằng tế bào mới giàu sức sống hơn. Không những thế, duy trì giấc ngủ đúng giờ còn hạn chế xuất hiện nếp nhăn và giúp tinh thần được sảng khoái, nhờ đó mà ngăn ngừa được quá trình lão hóa da.

- Bảo vệ sức khỏe gan

Từ đồng hồ sinh học có thể thấy rằng, ban đêm là lúc gan thực hiện chức năng của mình một cách tốt nhất nên khi ngủ không đúng giờ, không đủ giấc thì chức năng này không đảm bảo, lâu dần sinh ra tích tụ độc tố, tổn thương tế bào khỏe mạnh và khó phục hồi, rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Ngủ đúng giờ và đủ giấc mang lại nhiều lợi ích.

Mẹo giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ sớm

Nếu bạn đã biết nên đi ngủ lúc mấy giờ và muốn duy trì khung giờ ngủ này nhưng lại đang bị khó ngủ hay chưa quen đi ngủ vào khung giờ ấy, thì một số cách sau đây sẽ giúp bạn thực hiện được kế hoạch của mình:

- Trước khi đi ngủ hãy để bụng đói hoặc ăn không quá no, đặc biệt nên tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ và gia vị để tránh bị rối loạn tiêu hóa hay khó tiêu gây khó ngủ.

- Không sử dụng mọi loại chất kích thích vào thời điểm chiều tối.

- Trước khi đi ngủ hãy lựa chọn loại hình thư giãn đầu mà mình yêu thích như: nghe nhạc, đọc sách, thiền,...

- Tạo một không gian ngủ thoáng mát, thơm tho và sạch sẽ.

- Trước khi ngủ 30 phút không tiếp xúc với thiết bị điện tử.

Qua những thông tin trên đây, mong rằng bạn đã biết nên đi ngủ lúc mấy giờ để không bỏ lỡ thời điểm tốt nhất cho giấc ngủ của mình. Khi bạn có kế hoạch cụ thể và biết cách sắp xếp công việc của mình, bạn sẽ dễ dàng chia tay thói quen đi ngủ muộn để đến với khung giờ ngủ chất lượng, lúc đó, cơ thể của bạn sẽ được bảo vệ và phục hồi tốt nhất.

THẢO ANH

Bình luận(0)