Nhiều người cho rằng chỉ cần ban đêm ngủ ngon thì không cần thiết phải ngủ trưa. Ngược lại, nhiều người có thói quen ngủ trưa, nếu không ngủ, buổi chiều họ cảm thấy rất mệt mỏi, làm gì thì cũng không còn sức lực. Tuy nhiên, nếu ngủ trưa quá lâu, sau khi thức dậy, họ thường cảm thấy mệt mỏi, cả về thể lực lẫn trí lực đều vô cùng uể oải. Ngược lại, chợp mắt một lúc vẫn cảm thấy khỏe khoắn. Vậy ngủ trưa mang lại lợi ích gì cho sức khỏe, ngủ dài hay ngắn thì tốt hơn?
Giá trị của giấc ngủ trưa
Một báo cáo được công bố trên Biên niên sử nội khoa cho biết những người ngủ trưa 30 phút mỗi ngày và ba lần một tuần có nguy cơ tử vong vì bệnh tim thấp hơn 37% so với những người không có thói quen ngủ trưa.
Quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng ngủ trưa đúng cách sẽ tốt cho sức khỏe. Trong xã hội ngày nay, việc làm thêm giờ và thức khuya về cơ bản là điều bình thường. Nhiều người có chất lượng giấc ngủ kém vào ban đêm và không có được giấc ngủ ngon. Nếu không ngủ trưa trong ngày, sức khỏe của họ sẽ rất tệ. Ngược lại, ngủ trưa tương đương với việc bổ sung một khoảng thời gian ngủ nhất định, do đó thực sự có lợi hơn cho sức khỏe.
Ngủ trưa. (Ảnh minh họa).
Lợi ích lớn nhất của giấc ngủ trưa là giảm bớt mệt mỏi sau khi thức dậy, khiến toàn bộ cơ thể đặc biệt thoải mái, để bạn có thể tiếp tục làm việc và học tập với trạng thái thể chất và tinh thần tốt hơn. Giấc ngủ ngon cũng có thể cải thiện khả năng miễn dịch và có lợi hơn cho sự ổn định nội tiết.
Tuy nhiên, giấc ngủ ngắn được đề cập ở đây là giấc ngủ ngắn hợp lý. Nhiều người ngủ trưa từ trưa đến tối, rõ ràng là ngủ trưa quá mức, không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn sinh hoạt sai cách.
Ngủ trưa bao lâu thì đủ?
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Y Quảng Châu từng tiến hành một nghiên cứu, trong đó phân tích hơn 20 dữ liệu nghiên cứu của 310.000 đối tượng. Trong số đó, 39% đối tượng có thói quen ngủ trưa. Qua phân tích, người ta thấy rằng có những khác biệt này giữa những đối tượng ngủ trưa và những người không ngủ trưa, những đối tượng ngủ trưa dài và ngắn.
Thời gian ngủ trưa >60 phút có liên quan đến việc tăng 30% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân và tăng 34% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thời gian ngủ trưa <60 phút không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngủ khoảng 45 phút có thể cải thiện tình trạng thiếu ngủ vào ban đêm và sức khỏe tim mạch.
Từ nghiên cứu này, không khó nhận thấy việc ngủ trưa quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, thậm chí ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Tạp chí JAHA, Anh cũng đã công bố một nghiên cứu như vậy, khám phá mối quan hệ giữa việc ngủ trưa và nguy cơ suy tim đột ngột.
Nghiên cứu bao gồm 1.140 người cao tuổi với độ tuổi trung bình là 80,7 tuổi, theo dõi thói quen ngủ trưa của các đối tượng trong 14 năm và thiết lập mô hình phân tích thời gian, tần suất ngủ trưa hàng ngày cũng như nguy cơ suy tim.
Dữ liệu cho thấy so với những người ngủ trưa ngắn, những người ngủ trưa hơn 30-60 phút có thể có nguy cơ mắc bệnh suy tim cao hơn từ 68%-111%. Những người ngủ trưa hơn 60 phút có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những người ngủ trưa từ 30-60 phút.
Những nghiên cứu này thực tế đã chỉ ra, ngủ trưa quá nhiều rất có hại cho tim.
Khi tuổi tác ngày càng tăng, nhiều người cao tuổi mắc các bệnh cơ bản như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành. Nếu không chú ý ngủ trưa đúng cách, có thể hình dung tác hại đối với sức khỏe sẽ càng lớn.
Hãy nhớ "bốn điều không nên" khi ngủ trưa.
- Thứ nhất, thời gian ngủ trưa không quá 30 phút.
Một giấc ngủ ngắn khoảng bao lâu là tốt? Thực tế, từ hai nghiên cứu trên, không khó nhận thấy thời gian ngủ trưa phù hợp nhất không phải là càng dài càng tốt mà nên kiểm soát trong vòng 30 phút.
Nếu chất lượng giấc ngủ vào ban đêm của bạn ổn, vào ban ngày, giấc ngủ chỉ nên được giới hạn trong khoảng 30 phút, bạn sẽ thực sự ngủ ngon.
- Thứ hai, không nên ngủ trưa ngay sau bữa ăn quá no, nhiều dinh dưỡng.
Khi bạn ăn uống no say, lượng máu chảy đến đường tiêu hóa lớn, não ở trạng thái tương đối thiếu máu cục bộ và thiếu oxy nên toàn thân đặc biệt dễ mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi ngay lập tức. Nếu bạn ngủ ngay, điều này thực sự không tốt cho sức khỏe. Đi ngủ ngay sau khi ăn uống không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn mà còn có thể khiến thức ăn bị trào ngược. Cách làm đúng là nên đi ngủ sau bữa trưa ít nhất nửa giờ.
- Thứ ba, không nên nằm sấp khi ngủ.
Muốn ngủ ngon giấc, đừng nằm sấp khi ngủ. Làm như vậy không những không ngủ ngon mà còn gây hại nhiều hơn đối với cơ thể, chẳng hạn như ảnh hưởng đến sức khỏe của cột sống cổ, tim mạch. Nó cũng có thể chèn ép các chi trên, gây ra lưu lượng máu và tuần hoàn bất thường.
Khi ngủ không nên nằm sấp. (Ảnh minh họa).
- Thứ tư, nên thức dậy chậm hơn sau khi ngủ trưa.
Nhiều người vừa thức dậy đã rất nhanh lao ra khỏi giường, vận động lập tức sau khi ngủ trưa, điều này thực sự không tốt cho sức khỏe. Cần lưu ý dù thức dậy vào buổi sáng hay buổi tối, bạn cũng phải di chuyển chậm rãi để cơ thể dần dần thích nghi.