3 bí quyết dành cho chủ shop online mùa bán hàng cuối năm

Google News

Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đang đến gần với một loạt những sự kiện lễ hội lớn. Đây cũng là mùa bận rộn nhất của thị trường thương mại điện tử và hoạt động chuyển phát nhanh. Theo các chuyên gia về bán hàng online, để cho việc chuyển giao hàng hanh thông và thu tiền về nhanh chóng, hiệu quả, các chủ shop online nên nắm trong tay những bí quyết của hoạt động này.

Mùa cao điểm mua sắm cuối năm là mùa bận rộn nhất của thị trường thương mại điện tử và hoạt động chuyển phát nhanh.

Dưới đây là 3 bí quyết giúp chủ shop “thắng đậm" mùa bán hàng cuối năm:

Nắm vững quy chuẩn “đóng gói hàng hóa”

Bán hàng quần áo thời trang nam nữ thu đông online 3 năm nay, chị Hoàng Thị Hoa, (35 tuổi, Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: Dịp này, mùa cuối năm luôn là mùa bán hàng cao điểm của gia đình chị, cũng là mùa bận rộn nhất trong năm của người bán hàng online. Vì đây là dịp có loạt sự kiện lễ hội lớn để kích cầu như Black Friday, Giáng sinh, DoubleDay, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, giá được giảm tương đối nhiều…Ngoài ra, cuối năm, người lao động luôn có lương, thưởng dù ít dù nhiều nên nhu cầu mua sắm cao hơn. Đặc biệt, đa số người Việt Nam vẫn có tâm lý “vất vả cả năm, nên đón năm mới cũng cố cho bản thân hoặc trang trải nhà cửa tươm tất”.

Tuy nhiên, chị Hoa thừa nhận, đợt cuối năm, đơn hàng nhiều, vừa bận rộn vừa chưa chuyên nghiệp trong đóng gói, không có thời gian cập nhật tin tức thường xuyên từ các đơn vị vận chuyển và không biết khi xảy ra vấn đề thì nên tìm gặp ai để trao đổi, giải quyết. Một vài lần, chị vẫn có những “cuốc hàng” lỗ vì quần áo bị rách, sờn do đóng gói không chuẩn hay có những đơn hàng không đến được tay khách.

Chia sẻ của chị Hoa cũng giống khá nhiều các chủ bán hàng khác mùa cao điểm về việc đóng gói cho vận chuyển đi xa.

Theo đại diện của J&T Express - một trong những đơn vị chuyển phát nhanh hàng đầu tại Việt Nam, những vấn đề do đóng gói có thể giải quyết nếu chủ hàng nắm vững những quy chuẩn đóng gói hàng hóa. Đó là 3 nguyên tắc: Nhìn - Nghe - Chuyển.

Chủ shop cần nắm vững những quy chuẩn đóng gói hàng hóa để có thể mang tới những bưu phẩm vẹn nguyên đến tận tay người dùng

Cụ thể như sau, “Nhìn”: Cần kiểm tra xem ngoại quan kiện hàng có bị hư tổn hay vỡ rách hay không, nếu hư tổn hay vỡ rách, phải tiến hành đóng gói lại từ đầu; “Nghe”: Dùng tay lắc nhẹ kiện hàng, nếu có âm thanh bất thường và âm thanh bị vỡ, hoặc cảm nhận được giữa vật phẩm và bao bì đóng gói có ma sát hoặc va chạm thì phải mở thùng ra kiểm tra, gia cố đóng gói lại hoặc lấp đầy các vật liệu đệm vào. “Chuyển”: Di chuyển nhẹ kiện hàng, xem thử có hiện tượng trọng tâm lệch về một phía hay một góc hay không, nếu có, phải mở thùng định vị lại sản phẩm bên trong kiện hàng, đồng thời lấp đầy các vật liệu đệm vào. Ngoài ra, chuẩn bị các vật liệu đóng gói cần thiết. Để hàng hóa được đóng gói an toàn nhất, chủ shop và người dùng có thể sử dụng thêm một số vật liệu chèn hàng như: bong bóng xốp, túi khí, túi bơm hơi, viên xốp, thùng xốp,...các thông tin chi tiết, có thể tham khảo tại link .

Báo cáo sự cố hoặc khiếu nại đến với những trang, kênh chính thống

Chị Quách Thị Hà (28 tuổi, Mai Châu, Hòa Bình) chuyên bán đặc sản miền núi online chia sẻ: mùa cuối năm này, nhu cầu mua hàng hóa của người tiêu dùng đối với các hàng hóa của chị tăng 200 – 500%. Đơn hàng được đặt từ mọi miền của tổ quốc. Đây là mùa chị cũng như các chủ shop online kiếm đậm, “làm một đợt, sống cả năm”.

Tuy nhiên, chị cũng như một số chủ shop khác là đôi khi gặp một số trường hợp “dở khóc dở cười” do vận chuyển thất lạc, và cũng có những lần không thu được tiền. Chị Hà chia sẻ, khi đó, chị không biết gặp ai, liên hệ với ai để trao đổi một cách hiệu quả các vấn đề.  “Không thu được tiền” - “Không biết gặp ai, liên hệ với ai để trình bày" là vấn đề các chủ shop quan tâm trong kinh doanh.

Hiện nay các doanh nghiệp chuyển phát nhanh đều có các kênh để hỗ trợ các chủ shop. Khi gặp các vấn đề xảy ra ngoài ý muốn, chủ shop nên báo cáo sự cố đến những trang chính thống để được hỗ trợ tốt nhất và nhanh nhất.

Đơn cử như J&T Express -  thương hiệu chuyển phát hàng với sự thấu hiểu sâu sắc người dùng, luôn có những hỗ trợ tốt nhất cho các chủ shop. Theo đó, khi sử dụng các dịch vụ của J&T Express, phát hiện vấn đề vận chuyển, giao nhận không đúng như ý, hoặc muốn khiếu nại một vấn đề gì đó, chủ shop online liên hệ ngay những kênh chính thống của J&T Express như Hotline 1900 1088 hoặc Hội nhóm Facebook chăm sóc khách hàng chính thức J&T Express - Hỗ trợ người dùng 365". Chủ shop cũng có thể liên hệ ngay với bưu cục đang ký hợp đồng.

Hội nhóm Facebook chăm sóc khách hàng chính thức J&T Express - Hỗ trợ người dùng 365 của J&T Express

Ông Phan Bình, Giám đốc Thương hiệu J&T Express Việt Nam chia sẻ, Hội nhóm "J&T Express - Hỗ trợ người dùng 365" là kênh thông tin chính thức của công ty nhằm tương tác, hỗ trợ trực tiếp và khởi tạo không gian kết nối cho cộng đồng người bán hàng - kinh doanh trực tuyến. Khi tham gia hội nhóm, chủ shop sẽ được ưu tiên cập nhật thông tin chính thống, giá cả vận chuyển, ưu đãi định kỳ, bí kíp kinh doanh online, được giải đáp thắc mắc, báo cáo và giải quyết sự cố mỗi ngày,...

Cân nhắc “Bảo hiểm hàng hóa” 

Từng mang chính tiền túi của mình ra “đền” cho một đơn hàng mua chiếc loa Marshall trị giá 7 triệu đồng của một khách hàng đặt mua từ HCM vận chuyển ra Hải Phòng, anh Phạm Ngọc Tuấn (Quận 7, TP. HCM) cho biết, những hàng hóa có giá trị như các thiết bị điện tử, đồ nội thất đắt tiền luôn mang đến lợi nhuận cao cho chủ của hàng. Tuy nhiên, một khi việc vận chuyển không đảm bảo, chủ shop cũng “đền ốm”.

Khi gửi những hàng hóa có giá trị cao như thiết bị điện tử, đồ nội thất, khách hàng nên cân nhắc bảo hiểm hàng hóa.

Theo chuyên gia từ J&T Express, để bảo đảm và an tâm trong quá trình vận chuyển cuối năm, chủ shop online nên tham khảo chính sách bảo hiểm hàng hóa của các đơn vị vận chuyển để đưa ra quyết định phù hợp.

Tại J&T Express, phí bảo hiểm dao động từ 0,2% đến 1% giá trị hàng hóa dựa trên hóa đơn, chứng từ hợp lệ. Với bảo hiểm này, chủ shop được bồi thường tối đa 100% giá trị khai báo khi xảy ra tình trạng thất lạc, mất mát hoặc hư hỏng.

Nếu chủ shop không mua bảo hiểm hàng hóa thì hiện hầu hết tất cả các đơn vị vận chuyển đều áp dụng bồi thường tối đa 04 lần tiền cước phí dịch vụ. Chủ shop có thể tham khảo chính sách bồi thường cụ thể tại link

Bình luận(0)