Ung thư trực tràng, căn bệnh tấn công nhạc sĩ Trần Lập, là một trong những ung thư thường gặp nhất trên thế giới, gây tử vong cao. Mỗi năm có 1.360.602 ca mới mắc và phân nửa (693.933 ca) sẽ tử vong trong một thời gian ngắn sau khi chẩn đoán.Tại Việt Nam hàng năm có 8.768 ca mới mắc. Ở nam giới, ung thư trực tràng là ung thư thường gặp, đứng hàng thứ 4 sau ung thư phổi, gan và dạ dày. Trong đó, người bị viêm loét đại tràng lâu ngày hoặc chế độ ăn uống hàng ngày nhiều chất béo và ít chất xơ là những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư trực tràng nhất.Ung thư trực tràng là căn bệnh có những triệu chứng ban đầu không rõ ràng. Ở giai đoạn sớm, triệu chứng thường không rõ, nhiều khi người bệnh chỉ đau bụng nhẹ, cũng có khi bị trướng hay đầy bụng, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Triệu chứng thường gặp và có giá trị chẩn đoán là đi ngoài ra máu – nhất là ở những người ở độ tuổi 45 – 55; rối loạn tiêu hóa, có ngày bị táo bón, có ngày lại bi đi lỏng kiểu tiêu chảy.Những triệu chứng này thường bị người bệnh nhầm với bệnh trĩ hay rối loạn tiêu hóa do ăn – uống. Do vậy, có tới 85% bệnh nhân nhập viện đã bị ung thư trực tràng giai đoạn giữa hay đã bị di căn. Đa số bệnh nhân phát hiện muộn có biến chứng di căn khá nhiều khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.Ung thư trực tràng cũng gây ra những biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn đường ruột: Do khối u không ngừng phát triển to lên, dễ dàng khiến đường ruột nhỏ hẹp, cản trở việc tiêu hóa, gây ra tắc nghẽn cơ họcThủng đường ruột: những bệnh nhân bị thủng đường ruột thường có biểu hiện điển hình là đau bụng cấp tính, cứng cơ bụng, ấn bị đau.Xuất huyết: đại tiện ra máu một hoặc nhiều lần trong thời gian ngắn, ra nhiều máu, dẫn đến nhịp tim tăng lên, thậm chí sốc, gây nguy hiểm đến tính mạng.Tắc nghẽn do khối u: Khối u không ngừng phát triển, khi đã to gây nên hẹp đường ruột, dẫn đến sưng ruột, nhiễm trùng hoặc nhiễm độc máu.Chưa có thuốc đặc trị ung thư trực tràng. Trên thực tế, cho đến nay chưa có loại thuốc nào được công nhận là có tác dụng với bệnh này. Tỷ lệ sống được 5 năm sau phẫu thuật là 90% nếu ung thư còn trong lòng ruột. 50% nếu ung thư đã ăn qua thành ruột, chưa ăn vào hạch, còn 30% khi khối u đã ăn vào hạch và chỉ 10% nếu đã di căn vào nội tạng, như gan và phổi.Các biến chứng sau phẫu thuật hay gặp nhất là nhiễm trùng vết mổ và nhiễm trùng tầng sinh môn, thường kèm theo biến chứng đường niệu như bí tiểu, nhiễm trùng niệu, rối loạn tiểu tiện.Đối với nam giới sau phẫu thuật có thể bị rối loạn về tình dục, đặc biệt là liệt dương. Trường hợp khác bị xuất tinh ngược chiều vào bàng quang. Người bệnh muốn có con phải gửi tinh trùng vào ngân hàng trước khi mổ.
Ung thư trực tràng, căn bệnh tấn công nhạc sĩ Trần Lập, là một trong những ung thư thường gặp nhất trên thế giới, gây tử vong cao. Mỗi năm có 1.360.602 ca mới mắc và phân nửa (693.933 ca) sẽ tử vong trong một thời gian ngắn sau khi chẩn đoán.
Tại Việt Nam hàng năm có 8.768 ca mới mắc. Ở nam giới, ung thư trực tràng là ung thư thường gặp, đứng hàng thứ 4 sau ung thư phổi, gan và dạ dày. Trong đó, người bị viêm loét đại tràng lâu ngày hoặc chế độ ăn uống hàng ngày nhiều chất béo và ít chất xơ là những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư trực tràng nhất.
Ung thư trực tràng là căn bệnh có những triệu chứng ban đầu không rõ ràng. Ở giai đoạn sớm, triệu chứng thường không rõ, nhiều khi người bệnh chỉ đau bụng nhẹ, cũng có khi bị trướng hay đầy bụng, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Triệu chứng thường gặp và có giá trị chẩn đoán là đi ngoài ra máu – nhất là ở những người ở độ tuổi 45 – 55; rối loạn tiêu hóa, có ngày bị táo bón, có ngày lại bi đi lỏng kiểu tiêu chảy.
Những triệu chứng này thường bị người bệnh nhầm với bệnh trĩ hay rối loạn tiêu hóa do ăn – uống. Do vậy, có tới 85% bệnh nhân nhập viện đã bị ung thư trực tràng giai đoạn giữa hay đã bị di căn. Đa số bệnh nhân phát hiện muộn có biến chứng di căn khá nhiều khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Ung thư trực tràng cũng gây ra những biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn đường ruột: Do khối u không ngừng phát triển to lên, dễ dàng khiến đường ruột nhỏ hẹp, cản trở việc tiêu hóa, gây ra tắc nghẽn cơ học
Thủng đường ruột: những bệnh nhân bị thủng đường ruột thường có biểu hiện điển hình là đau bụng cấp tính, cứng cơ bụng, ấn bị đau.
Xuất huyết: đại tiện ra máu một hoặc nhiều lần trong thời gian ngắn, ra nhiều máu, dẫn đến nhịp tim tăng lên, thậm chí sốc, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tắc nghẽn do khối u: Khối u không ngừng phát triển, khi đã to gây nên hẹp đường ruột, dẫn đến sưng ruột, nhiễm trùng hoặc nhiễm độc máu.
Chưa có thuốc đặc trị ung thư trực tràng. Trên thực tế, cho đến nay chưa có loại thuốc nào được công nhận là có tác dụng với bệnh này. Tỷ lệ sống được 5 năm sau phẫu thuật là 90% nếu ung thư còn trong lòng ruột. 50% nếu ung thư đã ăn qua thành ruột, chưa ăn vào hạch, còn 30% khi khối u đã ăn vào hạch và chỉ 10% nếu đã di căn vào nội tạng, như gan và phổi.
Các biến chứng sau phẫu thuật hay gặp nhất là nhiễm trùng vết mổ và nhiễm trùng tầng sinh môn, thường kèm theo biến chứng đường niệu như bí tiểu, nhiễm trùng niệu, rối loạn tiểu tiện.
Đối với nam giới sau phẫu thuật có thể bị rối loạn về tình dục, đặc biệt là liệt dương. Trường hợp khác bị xuất tinh ngược chiều vào bàng quang. Người bệnh muốn có con phải gửi tinh trùng vào ngân hàng trước khi mổ.