Liên quan đến vụ thảm sát ở Bình Phước, ngày 17/12, TAND tỉnh Bình Phước đã xét xử lưu động đối với 3 bị can Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến, và Trần Đình Thoại ở trung tâm huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước nơi gần hiện trường vụ thảm sát.
Vào ngày 28/10 vừa qua, TAND tỉnh Yên Bái sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Đặng Văn Hùng (26 tuổi, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên) về tội Giết người. Phiên xét xử lưu động sẽ diễn ra tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Trước đó, vào ngày 28/12, TAND tỉnh Bắc Giang sẽ đưa ra xét xử vụ lưu động vụ thảm án giết người cướp vàng xảy ra tại phố Sàn Phương Sơn Lục Nam Bắc Giang mà hung thủ là Lê Văn Luyện.
|
Bị cáo Dương trong phần xét xử vụ án Bình Phước tại tòa. |
Trước những vụ án thảm sát xảy ra, TAND các tỉnh đều đưa hung thủ về nơi gần hiện trường vụ án để xét xử nhằm răn đe, giáo dục và ngăn ngừa tội phạm. Rất nhiều người dân ủng hộ quan điểm này. Thế nhưng bên cạnh đó, có những ý kiến cho rằng việc xét xử lưu động những vụ án đó sẽ vô tình cổ súy cho hành động tương tự xảy ra, gây tốn kém tiền bạc của Nhà nước.
Với những thông tin trái chiều trên cũng như để rộng đường dư luận phóng viên đã có cuộc trao đổi nhanh với luật sư Trương Anh Tú, Đoàn Luật sư TP Hà Nội. Qua trao đổi, luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cho rằng việc xét xử công khai, lưu động và việc làm cần thiết để răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.
|
Hàng nghìn người đã đến xem phiên tòa xét xử bị cáo Đặng Văn Hùng trong vụ thảm sát tại Yên Bái. |
“Các vụ án mà liên quan đến lợi ích an ninh quốc gia, hoặc các vụ án liên quan đến đời tư cá nhân như hiếp dâm, để tránh ảnh hưởng đến người phụ nữ thì người ta phải bí mật, còn lại tất cả các phiên tòa đều xét xử công khai theo quy định của pháp luật.
Mục đích của Nhà nước là khi xét xử lưu động thì thông thường, hay đưa bị cáo về nơi cư trú hay điểm nóng về tội phạm đó. Ví dụ như xử lý về mại dâm thì đưa về khu vực mại dâm, xét xử về ma túy thì đưa về khu vực điểm nóng về ma túy. Qua đó, nhằm răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung đối với những người phạm tội. Tôi cho rằng đó là có ích, còn như có thông tin nói là cổ súy hay tác dụng ngược trở lại thì điều đó chỉ mang tính suy diễn, tôi chưa thấy có cơ sở nào như thế”, luật sư Trương Anh Tú bày tỏ quan điểm.
Bên cạnh đó, Theo luật sư Trương Anh Tú thì việc đưa các đối tượng xét xử lưu động để người dân thấy được rằng hành động đó là xấu, bị nhân dân nên án, bị nhà nước xử nặng như thế thì đó là răn đe, giáo dục ấy chứ đâu phải là cổ súy, sao lại cứ nhìn vào tình tiết vụ án
Nhiều người cũng đồng tình với việc đưa các bị can ra xét xử lưu động gần nhà nạn nhân chính là bài học, là tiếng chuông cảnh tỉnh, răn đe, ngăn ngừa những kẻ giết người tàn độc và coi thường pháp luật.