Khu vực vòng xoay đường Nguyễn Huệ đang được rào chắn để thi công nhà ga ngầm của tuyến tàu điện Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và thực hiện nâng cấp đường Nguyễn Huệ thành quảng trường trung tâm và phố đi bộ.Theo kế hoạch, khu vực đường Nguyễn Huệ và Tôn Đức Thắng sẽ không xây dựng bãi đậu xe ngầm nhằm tránh phương tiện tập trung quá đông tại khu vực trung tâm thành phố.Các công nhân đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến số 1 dài 19,7 km, đoạn trước UBND TP HCM. Đây là tuyến tàu điện ngầm đầu tiên trong bảy tuyến được đầu tư xây dựng trong thời gian tới.Trụ sở UBND TP HCM cũng được rào chắn để trùng tu, thay màu sơn mới chuẩn bị đón tết Nguyên đán.Không gian kiến trúc, toàn bộ trục đường Nguyễn Huệ phải được nâng cấp, cải tạo thành quảng trường đi bộ với chiều dài 670 m, chiều rộng 64 m và kết nối đồng bộ với khu vực xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh mới.Không chỉ ngày thường, những ngày cuối tuần các công nhân cũng tăng ca để hoàn thành sớm tiến độ.Vỉa hè hai bên đường Nguyễn Huệ (đoạn từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Lê Lợi) được trồng 18 cây dầu để tăng thêm không gian xanh cho thành phố.Các hạng mục phải xây dựng gồm nâng cấp, cải tạo mặt đường và vỉa hè bằng lát đá tự nhiên, xây dựng lại hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, cấp điện, cây xanh và mảng xanh, hệ thống chiếu sáng công cộng và chiếu sáng nghệ thuật…).Ngoài ra, đơn vị thi công cũng sẽ các hạng mục như trung tâm điều khiển ánh sáng, nhạc nước, âm thanh, camera, nhà vệ sinh công cộng.Sau khi hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo đường Nguyễn Huệ, khu vực Đồng Khởi-Lê Lợi-Nguyễn Huệ trong tương lai sẽ là khu phố đi bộ cho người dân thành phố.Đường Nguyễn Huệ sẽ trở thành quảng trường lớn dài 900 m, rộng 60 m, trước trụ sở UBND TP HCM.Theo dự kiến đến năm 2017 sẽ hoàn thành việc xây dựng tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, đảm bảo vận chuyển khoảng 186.000 hành khách/ngày. Đến năm 2020 sẽ vận chuyển 620.000 hành khách/ngày và đến năm 2040 sẽ hơn 1 triệu hành khách/ngày.Trước đó, đường Lê Thánh Tôn (đoạn trước UBND TP.HCM), tuyến đầu tiên của Sài Gòn được lát đá cho ôtô, xe máy, xe đạp và người đi bộ qua lại.
Khu vực vòng xoay đường Nguyễn Huệ đang được rào chắn để thi công nhà ga ngầm của tuyến tàu điện Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và thực hiện nâng cấp đường Nguyễn Huệ thành quảng trường trung tâm và phố đi bộ.
Theo kế hoạch, khu vực đường Nguyễn Huệ và Tôn Đức Thắng sẽ không xây dựng bãi đậu xe ngầm nhằm tránh phương tiện tập trung quá đông tại khu vực trung tâm thành phố.
Các công nhân đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến số 1 dài 19,7 km, đoạn trước UBND TP HCM. Đây là tuyến tàu điện ngầm đầu tiên trong bảy tuyến được đầu tư xây dựng trong thời gian tới.
Trụ sở UBND TP HCM cũng được rào chắn để trùng tu, thay màu sơn mới chuẩn bị đón tết Nguyên đán.
Không gian kiến trúc, toàn bộ trục đường Nguyễn Huệ phải được nâng cấp, cải tạo thành quảng trường đi bộ với chiều dài 670 m, chiều rộng 64 m và kết nối đồng bộ với khu vực xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh mới.
Không chỉ ngày thường, những ngày cuối tuần các công nhân cũng tăng ca để hoàn thành sớm tiến độ.
Vỉa hè hai bên đường Nguyễn Huệ (đoạn từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Lê Lợi) được trồng 18 cây dầu để tăng thêm không gian xanh cho thành phố.
Các hạng mục phải xây dựng gồm nâng cấp, cải tạo mặt đường và vỉa hè bằng lát đá tự nhiên, xây dựng lại hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, cấp điện, cây xanh và mảng xanh, hệ thống chiếu sáng công cộng và chiếu sáng nghệ thuật…).
Ngoài ra, đơn vị thi công cũng sẽ các hạng mục như trung tâm điều khiển ánh sáng, nhạc nước, âm thanh, camera, nhà vệ sinh công cộng.
Sau khi hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo đường Nguyễn Huệ, khu vực Đồng Khởi-Lê Lợi-Nguyễn Huệ trong tương lai sẽ là khu phố đi bộ cho người dân thành phố.
Đường Nguyễn Huệ sẽ trở thành quảng trường lớn dài 900 m, rộng 60 m, trước trụ sở UBND TP HCM.
Theo dự kiến đến năm 2017 sẽ hoàn thành việc xây dựng tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, đảm bảo vận chuyển khoảng 186.000 hành khách/ngày. Đến năm 2020 sẽ vận chuyển 620.000 hành khách/ngày và đến năm 2040 sẽ hơn 1 triệu hành khách/ngày.
Trước đó, đường Lê Thánh Tôn (đoạn trước UBND TP.HCM), tuyến đầu tiên của Sài Gòn được lát đá cho ôtô, xe máy, xe đạp và người đi bộ qua lại.