Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT Hà Nội cho biết: Thống kê sơ bộ, Hà Nội có 537 cây đổ, gây ảnh hưởng đên trật tự ATGT, 9 điểm ngập ở Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Tuyến đường 21B, 4 cây đổ đè vào ô tô. Có 2 cây đổ đè vào xe máy trên đường Láng và số 7 chùa Bộc (làm 5 xe máy hỏng). Ảnh: Cành cây phương bị gió giật “bẻ gãy” rơi xuống đường.Trong số hàng trăm cây gãy đổ, chiếm một phần lớn là cây phượng. Ảnh: Hàng dài cây phượng gãy đổ đè lên nhau suốt dọc đường ven sông Tô Lịch.Sau khi khắc phục xong hậu quả cơn bão số 1 này, có lẽ Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội sẽ phải xem xét lại kế hoạch trồng cây phượng ở dải phân cách đường Đại Cồ Việt – Xã Đàn – Ô Chợ Dừa. Tuy rằng cây phượng sinh trưởng nhanh, sớm tỏa bóng mát nhưng thân cây cũng giòn và dễ gãy khi gặp gió lớn.TS. Nguyễn Tiến Hiệp - Trung tâm bảo tồn thực vật Việt Nam trước đó trả lời Kiến Thức cho biết: “Đặc tính của phượng vỹ là phát triển lá rộng hai bên, không vươn cao, gỗ giòn dễ gãy. Nếu khi phượng phát triển mà không thường xuyên tỉa cành thì cây sẽ rất dễ đổ, cành dễ gãy…”.TS. Hiệp cho biết: "Phượng chỉ hợp với đất trồng có nhiều dinh dưỡng và ấm. Tuy nhiên, khu vực trồng phải thoát nước tốt. Nhưng việc trồng phượng vào mùa nắng nóng thì chưa hợp lý lắm, khiến cây khó phát triển, thậm chí là chết. Nếu trồng phượng nên đào gốc rộng ít nhất 80cm, như vậy rễ phượng mới phát triển nhiều và bám được". Ảnh: Nhiều cây phương bị gãy đổ trong gió giật cấp 8-9 ở Hà Nội sáng nay.Cây phượng đổ gãy trên đường Nguyễn Ngọc Vũ.Cây phương bật cả gốc.Phượng gãy đổ tràn lan trên đường.
Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT Hà Nội cho biết: Thống kê sơ bộ, Hà Nội có 537 cây đổ, gây ảnh hưởng đên trật tự ATGT, 9 điểm ngập ở Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Tuyến đường 21B, 4 cây đổ đè vào ô tô. Có 2 cây đổ đè vào xe máy trên đường Láng và số 7 chùa Bộc (làm 5 xe máy hỏng). Ảnh: Cành cây phương bị gió giật “bẻ gãy” rơi xuống đường.
Trong số hàng trăm cây gãy đổ, chiếm một phần lớn là cây phượng. Ảnh: Hàng dài cây phượng gãy đổ đè lên nhau suốt dọc đường ven sông Tô Lịch.
Sau khi khắc phục xong hậu quả cơn bão số 1 này, có lẽ Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội sẽ phải xem xét lại kế hoạch trồng cây phượng ở dải phân cách đường Đại Cồ Việt – Xã Đàn – Ô Chợ Dừa. Tuy rằng cây phượng sinh trưởng nhanh, sớm tỏa bóng mát nhưng thân cây cũng giòn và dễ gãy khi gặp gió lớn.
TS. Nguyễn Tiến Hiệp - Trung tâm bảo tồn thực vật Việt Nam trước đó trả lời Kiến Thức cho biết: “Đặc tính của phượng vỹ là phát triển lá rộng hai bên, không vươn cao, gỗ giòn dễ gãy. Nếu khi phượng phát triển mà không thường xuyên tỉa cành thì cây sẽ rất dễ đổ, cành dễ gãy…”.
TS. Hiệp cho biết: "Phượng chỉ hợp với đất trồng có nhiều dinh dưỡng và ấm. Tuy nhiên, khu vực trồng phải thoát nước tốt. Nhưng việc trồng phượng vào mùa nắng nóng thì chưa hợp lý lắm, khiến cây khó phát triển, thậm chí là chết. Nếu trồng phượng nên đào gốc rộng ít nhất 80cm, như vậy rễ phượng mới phát triển nhiều và bám được". Ảnh: Nhiều cây phương bị gãy đổ trong gió giật cấp 8-9 ở Hà Nội sáng nay.
Cây phượng đổ gãy trên đường Nguyễn Ngọc Vũ.
Cây phương bật cả gốc.
Phượng gãy đổ tràn lan trên đường.