Ông Nguyễn Đức Chung: Sáng 4/12/2015, tại phiên làm việc cuối cùng của kỳ 14 khóa XIV, HĐND thành phố Hà Nội đã công bố kết quả đồng chí Nguyễn Đức Chung, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Giám đốc Công an Thành phố đã trúng cử vào vị trí Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội.Ông Chung sinh ngày 3/8/1967 (xã Thăng Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), được phong hàm Thiếu tướng ngày 13/7/2013. ÔngNguyễn Đức Chung là Tiến sĩ luật học, Học viện Cảnh sát Nhân dân chuyên ngành điều tra hình sự, Cử nhân kinh tế ngành Quản trị kinh doanh, Điều tra viên cao cấp.Ông Chung được chính thức bổ nhiệm làm Giám đốc Công an Hà Nội ngày 25/9/2012, khi đang mang quân hàm Đại tá. Trước đó, giữ chức Quyền Giám đốc Công an Hà Nội sau khi người tiền nhiệm là Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh nghỉ hưu.Ông Chung từng nhiều năm làm việc tại Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, lần lượt giữ các chức vụ Phó phòng, Trưởng phòng, rồi Phó Giám đốc Công an thành phố, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra. Ông từng được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vào ngày 7/10/2004, khi mới 37 tuổi (năm 2004). Ông Nguyễn Thế Thảo: Tháng 9/2007, ông Nguyễn Thế Thảo (SN 21/3/1952, nguyên quán tại xã Nhân Hòa, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; là kiến trúc sư, tiến sĩ kinh tế và lý luận chính trị cao cấp) được bầu làm Chủ tịch UBND Hà Nội và tái cử chức vụ này năm 2008 khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính.Ngày 20/6/2011, tại kỳ họp thứ nhất HĐND Thành phố Hà Nội khoá XIV, nhiệm kỳ 2011-2016, ông Nguyễn Thế Thảo đạt gần 94% phiếu bầu và đắc cử chức Chủ tịch UBND Hà Nội nhiệm kỳ 2011-2016.Ông Thảo từng là Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI và XII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa khóa IX, X và XI. Ông Nguyễn Quốc Triệu: Tại kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Hà Nội khóa XIII sáng 20/5/2004, ông Nguyễn Quốc Triệu - ủy viên thường vụ Thành ủy, phó chủ tịch thường trực UBND TP khóa XII - đã được bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP nhiệm kỳ 2004-2009.Ông Nguyễn Quốc Triệu (SN 1951, nguyên quán thôn Tĩnh Xá - Xã Phú Hòa - Huyện Lương Tài - Tỉnh Bắc Ninh) là tiến sĩ, bác sĩ, từng giữ chức giám đốc Sở Y tế Hà Nội. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội phụ trách giáo dục, y tế, văn hóa xã hội. Ông Hoàng Văn Nghiên: Ông Hoàng Văn Nghiên (SN 18/1/1941; quê quán xã Nam Toàn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) là Tiến sỹ; nguyên Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII, VIII, IX; nguyên Chủ tịch UBNDTP Khóa XI, XII (1994 -2004).Ông Nghiên là sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, Khoa Vô tuyến điện. Và được giữ lại trường làm giảng viên. Năm 1973, đi nghiên cứu sinh ở Ba Lan. Tốt nghiệp về nước làm Chủ nhiệm Khoa Điện tử Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 1984, Chủ trì Luận chứng thành lập Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel); được cử làm Giám đốc Công ty Điện tử Hà Nội. Năm 1994, từ một giám đốc doanh nghiệp nhà nước của Hà Nội trở thành Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Ông Lê Ất Hợi: Tháng 1/1990, ông Lê Ất Hợi (19/11/1935 - 8/3/2011) kế nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thay cho ông Trần Tấn. Ông Lê Ất Hợi ( quê quán tại Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang, nay thuộc xã Đa Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) là kỹ sư xây dựng.Ông Hợi từng đã giữ các chức vụ: Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội các khóa 8, 9, 10 (1983-1996); Phó Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thường trực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (1983-1994); Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội (1996-1999). Ông Trần Tấn: Tháng 1/1987, ông Trần Tấn được bầu làm Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thay cho ông Trần Vỹ. Ông Trần Tấn (1927-2010, có tên khai sinh là Đoàn Rạng, quê quán tại xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) trước khi trở thành Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.Ông là đảng viên Đảng Cộng sản và chính khách Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI, Thứ trưởng Bộ Nội thương. Từ tháng 3/1990 đến tháng 9/1995, ông giữ chức Bí thư Ban Cán sự Đảng ngoài nước (nay là Đảng ủy Ngoài nước); đến tháng 10-1995 ông nghỉ hưu, sống tại TP Hồ Chí Minh và mất năm 2010. Ông là đại biểu Quốc hội khóa VIII; Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Nicaragoa.
Ông Nguyễn Đức Chung: Sáng 4/12/2015, tại phiên làm việc cuối cùng của kỳ 14 khóa XIV, HĐND thành phố Hà Nội đã công bố kết quả đồng chí Nguyễn Đức Chung, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Giám đốc Công an Thành phố đã trúng cử vào vị trí Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội.
Ông Chung sinh ngày 3/8/1967 (xã Thăng Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), được phong hàm Thiếu tướng ngày 13/7/2013. ÔngNguyễn Đức Chung là Tiến sĩ luật học, Học viện Cảnh sát Nhân dân chuyên ngành điều tra hình sự, Cử nhân kinh tế ngành Quản trị kinh doanh, Điều tra viên cao cấp.
Ông Chung được chính thức bổ nhiệm làm Giám đốc Công an Hà Nội ngày 25/9/2012, khi đang mang quân hàm Đại tá. Trước đó, giữ chức Quyền Giám đốc Công an Hà Nội sau khi người tiền nhiệm là Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh nghỉ hưu.
Ông Chung từng nhiều năm làm việc tại Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, lần lượt giữ các chức vụ Phó phòng, Trưởng phòng, rồi Phó Giám đốc Công an thành phố, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra. Ông từng được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vào ngày 7/10/2004, khi mới 37 tuổi (năm 2004).
Ông Nguyễn Thế Thảo: Tháng 9/2007, ông Nguyễn Thế Thảo (SN 21/3/1952, nguyên quán tại xã Nhân Hòa, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; là kiến trúc sư, tiến sĩ kinh tế và lý luận chính trị cao cấp) được bầu làm Chủ tịch UBND Hà Nội và tái cử chức vụ này năm 2008 khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính.
Ngày 20/6/2011, tại kỳ họp thứ nhất HĐND Thành phố Hà Nội khoá XIV, nhiệm kỳ 2011-2016, ông Nguyễn Thế Thảo đạt gần 94% phiếu bầu và đắc cử chức Chủ tịch UBND Hà Nội nhiệm kỳ 2011-2016.
Ông Thảo từng là Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI và XII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa khóa IX, X và XI.
Ông Nguyễn Quốc Triệu: Tại kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Hà Nội khóa XIII sáng 20/5/2004, ông Nguyễn Quốc Triệu - ủy viên thường vụ Thành ủy, phó chủ tịch thường trực UBND TP khóa XII - đã được bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP nhiệm kỳ 2004-2009.
Ông Nguyễn Quốc Triệu (SN 1951, nguyên quán thôn Tĩnh Xá - Xã Phú Hòa - Huyện Lương Tài - Tỉnh Bắc Ninh) là tiến sĩ, bác sĩ, từng giữ chức giám đốc Sở Y tế Hà Nội. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội phụ trách giáo dục, y tế, văn hóa xã hội.
Ông Hoàng Văn Nghiên: Ông Hoàng Văn Nghiên (SN 18/1/1941; quê quán xã Nam Toàn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) là Tiến sỹ; nguyên Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII, VIII, IX; nguyên Chủ tịch UBNDTP Khóa XI, XII (1994 -2004).
Ông Nghiên là sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, Khoa Vô tuyến điện. Và được giữ lại trường làm giảng viên. Năm 1973, đi nghiên cứu sinh ở Ba Lan. Tốt nghiệp về nước làm Chủ nhiệm Khoa Điện tử Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 1984, Chủ trì Luận chứng thành lập Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel); được cử làm Giám đốc Công ty Điện tử Hà Nội. Năm 1994, từ một giám đốc doanh nghiệp nhà nước của Hà Nội trở thành Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Ông Lê Ất Hợi: Tháng 1/1990, ông Lê Ất Hợi (19/11/1935 - 8/3/2011) kế nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thay cho ông Trần Tấn. Ông Lê Ất Hợi ( quê quán tại Phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang, nay thuộc xã Đa Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) là kỹ sư xây dựng.
Ông Hợi từng đã giữ các chức vụ: Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội các khóa 8, 9, 10 (1983-1996); Phó Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thường trực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (1983-1994); Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội (1996-1999).
Ông Trần Tấn: Tháng 1/1987, ông Trần Tấn được bầu làm Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thay cho ông Trần Vỹ. Ông Trần Tấn (1927-2010, có tên khai sinh là Đoàn Rạng, quê quán tại xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) trước khi trở thành Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Ông là đảng viên Đảng Cộng sản và chính khách Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI, Thứ trưởng Bộ Nội thương. Từ tháng 3/1990 đến tháng 9/1995, ông giữ chức Bí thư Ban Cán sự Đảng ngoài nước (nay là Đảng ủy Ngoài nước); đến tháng 10-1995 ông nghỉ hưu, sống tại TP Hồ Chí Minh và mất năm 2010. Ông là đại biểu Quốc hội khóa VIII; Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Nicaragoa.