Cá chết tại Tĩnh Gia: Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn có liên quan?

Google News

Nguyên nhân cá chết hàng loạt tại vùng biển xã Tĩnh Hải và Nghi Sơn (Tĩnh Gia) bước đầu được xác định là do tảo nở hoa. Nhiều người cho rằng kết luận này quá vội vàng.

Nói do tảo đỏ là vội vàng?
Dự án Nhà má.y Lọc hóa dầu Nghi Sơn 
Liên quan đến kết luận của tỉnh Thanh Hóa về hiện tượng cá chết hàng loạt tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa, trao đổi với báo chí, GS.TS Trần Nghi - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho biết: Nếu chỉ dựa vào mẫu nước có tảo đỏ mà kết luận nguyên nhân cá chết do tảo đỏ là vội vàng, nhất là khi chưa có kết quả phân tích mẫu cá.
Khi xảy ra sự cố cá chết hàng loạt cần nghĩ ngay đến chất lượng môi trường nước. Phải rà soát xem khu vực ấy có những nhà máy, xí nghiệp nào hoạt động. Dòng chảy ven bờ khu vực Bắc Trung bộ theo hướng Bắc – Nam nên cần xác định cá chết ở khu vực phía Bắc nhà máy hay phía Nam. Nếu cá chết ở cửa nhà máy hoặc phía Nam nhà máy thì cần xem xét kỹ nguồn thải bao nhiêu, thành phần chất thải như thế nào. “Cần phải có nhiều phân tích, đánh giá mới có thể kết luận được sự cố.”, GS Nghi nói.
Ở một góc nhìn khác, PGS.TS Vũ Thanh Ca - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Khoa học, Công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho hay, thông thường, bùng phát tảo độc chỉ chủ yếu gây ra hiện tượng cá tầng mặt chết. Hiện tượng cá tự nhiên tại tầng đáy chết cần được giải thích một cách thấu đáo hơn. Cũng theo vị này, không loại trừ khả năng cá chết tại Tĩnh Gia là do nước thải công nghiệp.
Vì vậy, để xác định đúng nguyên nhân cá chết, cần phải điều tra hiện trường và có những phân tích, đánh giá một cách khoa học. Chính các kết quả điều tra, đánh giá này sẽ là cơ sở để xây dựng các giải pháp quản lý chất thải nguồn lục địa, phòng tránh những sự cố môi trường biển tương tự trong tương lai.
Trong khi đó, ông Vũ Đình Đáp - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện tượng thủy triều đỏ có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi môi trường biển bị ô nhiễm.
Theo ông Đáp, ngoài sự thay đổi về nhiệt độ, thay đổi về độ mặn, một nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng cá chết bất thường là do hiện tượng chuyển dòng hải lưu. “Thời tiết của 2 mùa giáp nhau, dòng chảy Bắc, dòng chảy Nam, dòng chảy nóng lạnh khi gặp nhau thì cũng dẫn đến hiện tượng cá chết”, ông Đáp phân tích.
Có dải nước màu đen bất thường
Sáng 14/9, trao đổi với báo chí, ông Lê Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa) cho biết, đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Viện Nghiên cứu hải sản đã đến 3 xã vùng biển thuộc huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) lấy mẫu nước, tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt. Ông Bình cho hay, nguyên nhân cá lồng nuôi ở vùng vịnh đảo Ngọc (xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia) chết đã được khẳng định do thủy triều đỏ (tảo nở hoa).
Tuy nhiên, trước thời điểm cá chết, người dân trong vùng đã trình báo cơ quan chức năng việc khi đánh cá ven bờ (phía sau dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, cách bờ biển 300-500 m), họ phát hiện một dải nước đen bất thường. Sau đó, một số loài hải sản như cá bơn, thèn, ghẹ,… sống trong môi trường tự nhiên chết và trôi dạt vào bờ. Cũng theo ông Bình, Khu kinh tế Nghi Sơn có 67 cơ sở sản xuất nhưng không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nguồn nước từ các nhà máy này chủ yếu được doanh nghiệp xử lý trong hệ thống nội bộ, sau đó xả ra môi trường.
Về phía địa phương - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa Ngô Hoàng Kỳ cho hay: “Việc xử lý ô nhiễm chung cho cả Khu kinh tế Nghí Sơn là cần thiết, tuy nhiên khi chưa có xử lý chung thì từng nhà máy phải xử lý đảm bảo quy chuẩn rồi mới được xả thải ra môi trường. Trong quy hoạch ban đầu của Khu kinh tế Nghi Sơn là có hệ thống xử lý chung nhưng các nhà đầu tư lớn họ tính toán sẽ đầu tư trong thời điểm phù hợp thì mới có hiệu quả”.
Phải rà soát hoạt động các nhà máy, xí nghiệp lân cận
Theo GS.TS Trần Nghi - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, khi xảy ra sự cố cá chết hàng loạt cần nghĩ ngay đến chất lượng môi trường nước. Phải rà soát xem khu vực ấy có những nhà máy, xí nghiệp nào hoạt động. Dòng chảy ven bờ khu vực Bắc Trung bộ theo hướng Bắc – Nam nên cần xác định cá chết ở khu vực phía Bắc nhà máy hay phía Nam. Nếu cá chết ở cửa nhà máy hoặc phía Nam nhà máy thì cần xem xét kỹ nguồn thải bao nhiêu, thành phần chất thải như thế nào.
Theo Báo Pháp luật

>> xem thêm

Bình luận(0)