Ngày 14/11/2016, đại gia mới nổi Trịnh Văn Quyết đã gây bất ngờ trên thị trường chứng khoán Việt Nam với cú bứt phá ngoạn mục và trở thành tỷ phú số 1 Việt Nam, vượt qua tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng, người đã giữ ngôi vị này trong suốt 7 năm trước đó. Ảnh: FLC.Tuy nhiên sau đó, cổ phiếu ROS giảm giá mạnh khiến ông Trịnh Văn Quyết đánh mất ngôi vị giàu nhất Việt Nam sau gần một tháng đứng trên ông Phạm Nhật Vượng. Ảnh: FLC.Tổng tài sản của ông Quyết có lúc đã lên tới hơn 35.000 tỷ đồng nhờ cổ phiếu ROS tăng giá một mạch từ hơn 10.000 đồng/cổ phiếu lên gần 125.000 đồng/cổ phiếu. Ông Quyết đang nắm giữ gần 280 triệu cổ phiếu ROS, trong tổng cộng 430 triệu cổ phiếu ROS đang lưu hành. Hiện ông Quyết nắm hơn 65% cổ phần Faros và hơn gần 109 triệu cổ phiếu FLC. Ảnh: Vneconomy.Tỷ phú Trịnh Văn Quyết có được vị trí như ngày hôm nay là nhờ đam mê kinh doanh và sớm lăn lộn trên thương trường cùng nghề luật sư đã giúp ông sớm thành công. Tập đoàn FLC do ông Quyết làm Chủ tịch HĐQT sở hữu nhiều khu đất vàng tại vị trí đắc địa tại Thủ đô cũng như các tỉnh thành trên cả nước. Ảnh: Baodautu.Trong năm 2016, có không ít đại gia Việt bất ngờ giàu lên, lọt top trên sàn chứng khoán Việt. Nổi bật trong số đó là một đại gia cùng thời với tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ông chủ Sungroup Lê Viết Lam – người sắp lọt top những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt, theo Vietnamnet.Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của CTCP dịch vụ cáp treo Bà Nà – Banacab (BNC), theo đó cáp treo Bà Nà niêm yết 216,4 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 2.164 tỷ đồng. Ảnh: Internet.Trước khi được biết đến là ông chủ tập đoàn Sun Group xây dựng tuyến cáp treo 4.400 tỷ đồng lên "nóc nhà của Đông Dương - Fansipan", doanh nhân Lê Viết Lam đã nổi như cồn với dự án cáp treo Bà Nà Hills, khách sạn InterContinental Đà Nẵng... Ảnh: Internet.Ngoài ra, thị trường chứng khoán Việt năm nay còn chứng kiến sự nổi lên của doanh nhân Đoàn Hồng Việt – Chủ tịch CTCP thế giới số Digiworld (DWG). Trước đây 1 năm, khi cổ phiếu DWG lên sàn, ông Việt đã nhanh chóng sở hữu hàng trăm tỷ đồng. Ảnh: Internet.Gần 15 năm phát triển, ông Việt đã đưa Digiworld từ một công ty phân phối sỉ máy tính nguyên chiếc và linh kiện máy tính cho các nhà bán lẻ đã trở thành nhà phân phối theo xu hướng 3C (cơ sở, con người và cơ hội) của thế giới với doanh thu gần 73 triệu USD trong năm 2010, bên cạnh đối thủ lớn FPT. Ảnh: Internet.Mới đây nhất là thông tin niêm yết của hãng VietJet Air giúp sếp nữ của hãng này có thể lọt top người giàu trên sàn chứng khoán Việt. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc VietJet Air, cũng đồng thời là cổ đông lớn nhất của công ty với sở hữu 83,25%, trong đó sở hữu trực tiếp gần 75 triệu cổ phiếu (24,92%) và sở hữu gián tiếp thông qua các công ty có liên quan. Ảnh: VietJet.Dù theo công bố thông tin, bà Thảo có thể sẽ bán bớt cổ phần sở hữu để giảm tỷ lệ xuống 71,25% nhưng với mức giá dự kiến khi niêm yết của VietJet từ 75.900 - 98.400 đồng theo thông tin từ Reuters, giá trị số cổ phiếu VietJet bà Thảo nắm giữ tại ngày đầu tiên niêm yết sẽ trong khoảng 16.200 - 21.000 tỷ đồng. Chưa tính tới trường hợp biến động của cổ phiếu VietJet sau khi niêm yết. Ảnh: Internet.Hồi tháng 3/2016, hãng tin Bloomberg từng dự đoán, bà Nguyễn Thị Phương Thảo có thể trở thành nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam nhờ vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của hãng này. Ảnh: Internet.
Ngày 14/11/2016, đại gia mới nổi Trịnh Văn Quyết đã gây bất ngờ trên thị trường chứng khoán Việt Nam với cú bứt phá ngoạn mục và trở thành tỷ phú số 1 Việt Nam, vượt qua tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng, người đã giữ ngôi vị này trong suốt 7 năm trước đó. Ảnh: FLC.
Tuy nhiên sau đó, cổ phiếu ROS giảm giá mạnh khiến ông Trịnh Văn Quyết đánh mất ngôi vị giàu nhất Việt Nam sau gần một tháng đứng trên ông Phạm Nhật Vượng. Ảnh: FLC.
Tổng tài sản của ông Quyết có lúc đã lên tới hơn 35.000 tỷ đồng nhờ cổ phiếu ROS tăng giá một mạch từ hơn 10.000 đồng/cổ phiếu lên gần 125.000 đồng/cổ phiếu. Ông Quyết đang nắm giữ gần 280 triệu cổ phiếu ROS, trong tổng cộng 430 triệu cổ phiếu ROS đang lưu hành. Hiện ông Quyết nắm hơn 65% cổ phần Faros và hơn gần 109 triệu cổ phiếu FLC. Ảnh: Vneconomy.
Tỷ phú Trịnh Văn Quyết có được vị trí như ngày hôm nay là nhờ đam mê kinh doanh và sớm lăn lộn trên thương trường cùng nghề luật sư đã giúp ông sớm thành công. Tập đoàn FLC do ông Quyết làm Chủ tịch HĐQT sở hữu nhiều khu đất vàng tại vị trí đắc địa tại Thủ đô cũng như các tỉnh thành trên cả nước. Ảnh: Baodautu.
Trong năm 2016, có không ít đại gia Việt bất ngờ giàu lên, lọt top trên sàn chứng khoán Việt. Nổi bật trong số đó là một đại gia cùng thời với tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ông chủ Sungroup Lê Viết Lam – người sắp lọt top những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt, theo Vietnamnet.
Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của CTCP dịch vụ cáp treo Bà Nà – Banacab (BNC), theo đó cáp treo Bà Nà niêm yết 216,4 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 2.164 tỷ đồng. Ảnh: Internet.
Trước khi được biết đến là ông chủ tập đoàn Sun Group xây dựng tuyến cáp treo 4.400 tỷ đồng lên "nóc nhà của Đông Dương - Fansipan", doanh nhân Lê Viết Lam đã nổi như cồn với dự án cáp treo Bà Nà Hills, khách sạn InterContinental Đà Nẵng... Ảnh: Internet.
Ngoài ra, thị trường chứng khoán Việt năm nay còn chứng kiến sự nổi lên của doanh nhân Đoàn Hồng Việt – Chủ tịch CTCP thế giới số Digiworld (DWG). Trước đây 1 năm, khi cổ phiếu DWG lên sàn, ông Việt đã nhanh chóng sở hữu hàng trăm tỷ đồng. Ảnh: Internet.
Gần 15 năm phát triển, ông Việt đã đưa Digiworld từ một công ty phân phối sỉ máy tính nguyên chiếc và linh kiện máy tính cho các nhà bán lẻ đã trở thành nhà phân phối theo xu hướng 3C (cơ sở, con người và cơ hội) của thế giới với doanh thu gần 73 triệu USD trong năm 2010, bên cạnh đối thủ lớn FPT. Ảnh: Internet.
Mới đây nhất là thông tin niêm yết của hãng VietJet Air giúp sếp nữ của hãng này có thể lọt top người giàu trên sàn chứng khoán Việt. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc VietJet Air, cũng đồng thời là cổ đông lớn nhất của công ty với sở hữu 83,25%, trong đó sở hữu trực tiếp gần 75 triệu cổ phiếu (24,92%) và sở hữu gián tiếp thông qua các công ty có liên quan. Ảnh: VietJet.
Dù theo công bố thông tin, bà Thảo có thể sẽ bán bớt cổ phần sở hữu để giảm tỷ lệ xuống 71,25% nhưng với mức giá dự kiến khi niêm yết của VietJet từ 75.900 - 98.400 đồng theo thông tin từ Reuters, giá trị số cổ phiếu VietJet bà Thảo nắm giữ tại ngày đầu tiên niêm yết sẽ trong khoảng 16.200 - 21.000 tỷ đồng. Chưa tính tới trường hợp biến động của cổ phiếu VietJet sau khi niêm yết. Ảnh: Internet.
Hồi tháng 3/2016, hãng tin Bloomberg từng dự đoán, bà Nguyễn Thị Phương Thảo có thể trở thành nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam nhờ vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của hãng này. Ảnh: Internet.