Theo báo cáo của người dân, từ chiều tối ngày 21/8/2016 phát hiện cá bơi lờ đờ trên mặt nước, há miệng để ngớp rồi chết tại 11 lồng của 8 hộ nuôi cá Trắm và cá Bọp.
Số lượng cá bị chết (tính đến 17 giờ 00, ngày 23/8/2016) là 1.009 con ở 12 lồng cá nuôi trên sông Nậm Nơn của 8 hộ. Trọng lượng bình quân khoảng 2kg/con, giá trị thiệt hại của việc cá lồng chết hàng loạt ước tính ước tính 330.450.000 đồng.
Đoàn kiểm tra của huyện trực tiếp quan sát thực tế tại các lồng nuôi cá Trắm và cá Bọp cho thấy: cá bơi lờ đờ, há miệng, ngớp, khi vớt lên cá rất yếu, sau một lúc rồi chết; không có biểu hiện bệnh lý bên ngoài như: xuất huyết, trầy xước, tróc vẩy, mổ khám ruột, mật và các cơ quan nội tạng bình thường, mang hơi thẩm màu.
|
Cá lồng chết đột ngột ở Cửa Rào - Tương Dương. Ảnh Hồ Phương |
UBND huyện đã báo cáo và đề xuất Chi cục Thủy sản Nghệ An cử cán bộ kỹ thuật đến để kiểm tra.
Chiều 22/8, cán bộ cán bộ Chi cục Thủy sản Nghệ An tiến hành kiểm tra tại hiện trường. Kết quả kiểm tra các chỉ số cho thấy: Không thấy xuất hiện các dấu hiệu bệnh về virut, vi khuẩn; mang cá có màu đỏ sậm (tổn thương do nước đục đột ngột), cá nổi đầu trong môi trường nước chảy.
Cơ quan chuyên môn nhận định, nguyên nhân cá chết là do sốc môi trường cục bộ (thời tiết chuyển mùa, có mưa lớn, nước đục; đầu nguồn không có các nguồn xả thải từ khu sản xuất công nghiệp; lồng cá đóng). Trong khi đó, cá bọp, cá trắm cỏ là những loài yêu cầu môi trường trong sạch, nhiều oxy.
Bởi vậy về an toàn thực phẩm có thể sử dụng được cá.
HIện nay, UBND huyện Tương Dương đã thông báo kết quả kiểm tra của Chi Cục Thủy sản cho UBND xã và các hộ nuôi cá lồng biết để thu hoạch cá; đồng thời hướng dẫn người dân treo túi vôi trước lồng cá để làm sạch môi trường, sục khí để tăng lượng khí o xy trong môi trường lồng cá; Không vứt cá chết ra sông suối gây ô nhiễm.
Huyện Tương Dương cũng kiến nghị cấp trên hỗ trợ cho bà con bị thiệt hại vì đây là ảnh hưởng sau bão số 3.
Xem clip ngư dân kể khoảnh khắc tàu cá bị đâm chìm ở Hoàng Sa (Nguồn: Zing):