Chính sách hướng dụng rừng, đất đành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Google News

Ngày 1/8/2020, Hiệp định EVFTA được kí kết chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, việc tham gia vào hiệp định EVFTA, VPA/FLEGT cũng đưa ra nhiều thách thức.

Đây được coi là cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giảm thuế xuất nhập khẩu tạo lợi thế cạnh tranh, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản vào thị trường Châu Âu. Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp và thương mại gỗ giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, VPA/FLEGT được ký kết ngày 19/10/2018, có hiệu lực ngày có hiệu lực vào ngày 01/6/2019, với các nguyên tắc, tiêu chí điều kiện về quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.
Tuy nhiên, việc tham gia vào hiệp định EVFTA, VPA/FLEGT cũng đưa ra nhiều thách thức cho phía Việt Nam. Vì bên cạnh những tiêu chí đã được đáp ứng, tương thích vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp, nhiều tồn đọng cần phải được giải quyết để hài hòa lợi ích của các bên liên quan. Do đó, việc nghiên cứu rà soát và khuyến nghị các quy định pháp luật và chính sách hiện hành về việc hưởng dụng rừng, đất rừng của đồng bào DTTS là cần thiết.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phát hiện ban đầu những điểm đạt được, các điểm hạn chế, bất cập của quy định pháp luật hiện hành về việc sử dụng đất rừng và rừng của đồng bào DTTS, nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập, phát huy các lợi thế của EVFTA VPA/FLEGT và cải thiện đời sống của người DTTS.
Chinh sach huong dung rung, dat danh cho dong bao dan toc thieu so
 
Báo cáo sử dụng phương pháp phân tích, so sánh luật học so sánh luật, điều tra phỏng vấn thực tế, đánh giá, phân tích, tổng hợp, tham khảo kinh nghiệm của các nghiên cứu trước. Báo cáo cũng cập nhật phân tích các thông tin dữ liệu nhận được từ các ý kiến đóng góp tại cuộc họp kỹ thuật lần 1 ngày 23/7/2021, cuộc họp kỹ thuật lần 2 ngày 16/8/2021 và Diễn đàn quản trị rừng lần 4 ngày 25/8/2021.
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào 3 nội dung chính như sau: 1- Độ phù hợp của các quy định pháp luật, chính sách của Việt Nam với quy định pháp luật quốc tế, quy định của EVFTA (chương 13.8) và VPA/FLEGT về hưởng dụng rừng, đất rừng của đồng bào DTTS, trong chuỗi sản xuất và cung ứng gỗ, 2- Đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật, chính sách đó, và 3 - Các đề xuất giải pháp tăng cường việc thực hiện và đề xuất các nghiên cứu tiếp theo
Những phát hiện chính
Về so sánh, đánh giá khung pháp luật quốc tế liên quan đến EVFTA, VPA/FLEGT, các văn bản pháp luật quốc tế làm nền tảng cơ sở cho chương 13 EVFTA, VPA/FLEGT như Tuyên ngôn về quyền của các dân tộc bản địa, 2007, Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển, Chương trình nghị sự 2030 về mục tiêu phát triển bền vững, cho thấy khung chính sách chung, pháp luật chung của Việt Nam về rừng và đối với người DTTS phù hợp với các văn bản chính sách, pháp luật quốc tế trên.
Các văn bản chính sách pháp luật hiện hành của Việt Nam đã rà soát, so sánh, đánh giá gồm Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc, các chính sách chung đối với đồng bào DTTSnhư Nghị quyết số 30A ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo trên toàn quốc, Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng về Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 135), Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020, Nghị quyết số 88/2019/QH14 Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Chương trình 327 và Dự án 661: dự án 5 triệu ha rừng, Quyết định số 132/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 08/10/2002 về việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên, Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Nghị định số 75/2015/NĐ-CP về chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc, Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg về Xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước, Thông tư số 04/2020/TT-BVHTTDL Quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước. Quyết định số 1288/QĐ-TTg của ngày 01/10/2018 đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Các quy định pháp luật về hưởng dụng rừng của đồng bào DTTS gồm Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đai năm 2013 , Luật Lâm nghiệp 2017, Nghị định 102/2020/NĐ-CP ngày 01/09/2020 quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, và các văn bản hướng dẫn thi hành, Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về quản lý rừng bền vững, Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, Nghị định 168/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2016 quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước.
Kết quả cho thấy: về mặt văn bản, khung pháp luật và chính sách để đảm bảo việc hưởng dụng đất rừng, rừng của người DTTS là tương đối đầy đủ, toàn diện, hoàn chỉnh, phù hợp với quy định chung tại Điều 13.8 của EVFTA như công nhận tầm quan trọng của việc đảm bảo việc bảo tồn và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên rừng sẽ mang lại lợi ích cho các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội; thúc đẩy thương mại lâm sản từ những khu rừng được quản lý bền vững và được thu hoạch phù hợp với luật pháp nước sở hữu thúc đẩy tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ từ các khu rừng được quản lý bền vững, thúc đẩy bảo tồn nguồn tài nguyên rừng và đấu tranh chống lại khai thác và buôn bán gỗ trái phép; nhằm thúc đẩy bảo tồn và quản lý bền vững các loại rừng.
So sánh, đánh giá 7 nguyên tắc chung, với các tiêu chí đánh giá gỗ hợp pháp tại Phụ lục 2 VPA/FLEGT, cho thấy:
- Tiêu chí về bằng chứng về quyền sử dụng đất đưa ra là nguy cơ khó khăn đối với người DTTS. Vì việc sử dụng đất, rừng căn cứ chủ yếu vào tập tục, thói quen mà không coi trọng văn bản, giấy tờ chính thức cấp bởi cơ quan có thẩm quyền hiện hành, việc giao giao đất, giao rừng còn gặp hạn chế về tài chính, kỹ thuật, đo đạc, địa chính.
- Các nguyên tắc không đề cập đến thừa nhận việc sử dụng rừng theo tập tục thông qua quy định hương ước, quy ước cộng đồng
- Các nguyên tắc, tiêu chí yêu cầu việc kê khai, làm các thủ tục hành chính phức tạp, nên so với trình độ, hiểu biết nhận thức của bà con DTTS còn hạn chế, nếu không có các biện pháp trợ giúp, làm ủy quyền thì họ không thể làm trực tiếp được
- Các văn bản pháp luật đề cập trong phụ lục II phần lớn đã hết hiệu lực, được thay thế bằng các văn bản khác, cần được cập nhật, bổ sung
- Phần dẫn chiếu đề cập đến Giấy phép FLEGT, chứng chỉ tự nguyện hoặc hệ thống chứng chỉ quốc gia do VNTLAS công nhận cần được bổ sung cập nhật.
- Nghị định 102/2020/NĐ-CP có khoảng trống, điểm hạn chế đến việc đồng bào DTTS có thể hưởng các lợi ích từ Hiệp định VPA/FLEGT
Các phát hiện chính về thực tiễn thực thi pháp luật, chính sách hiện hành của Việt Nam gồm các vấn đề về giao đất rừng, giao rừng (phòng hộ, sản xuất) cho đồng bào DTTS nói chung như thiếu hướng dẫn chi tiết, hỗ trợ tài chính kỹ thuật, diện tích và chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng/sở hữu rừng, hiệu quả; vấn đề về hương ước, quy ước bảo vệ rừng; việc tiếp cận thông tin, việc tham gia, tham vấn người dân đối với các chính sách, quyết định liên quan đến rừng, đất rừng, việc tiếp cận thông tin về EVFTA, VPA/FLEGT. Kết quả khảo sát ở hai xã đã chỉ ra những khó khăn sau:
Ở thôn Hốn, xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, Sơn La
+ Đất rừng được giao cho cộng đồng có sổ đỏ từ năm 2002. Nhưng sau đó, có một Công ty (không nhớ tên) đến làm việc với chính quyền xã và vận động bà con cho mượn sổ không trả lại từ đó tới nay
+ Người dân hiện tại đang quản lý diện tích đất rừng theo nhận biết diện tích
+ Giao rừng cho cộng đồng quản lý gặp nhiều vấn đề là “cha chung không ai khóc”
+ Quy hoạch quản lý đất lâm nghiệp ở đây đang bị chồng lấn với đất nông nghiệp mà người dân sử dựng từ lâu đời tới nay.
Ở Thái Cóng, xã Phỏng Lăng, Dakrong, Quảng Trị
+ Dân được giao đất và có sổ đỏ từ năm 2001, nhưng sau đó cũng bị một công ty (không nhớ tên) đến vận động bà con cho mượn sổ, và cầm sổ đến bây giờ vẫn chưa trả lại.
+ Sổ đỏ được giao cho 5 hộ, nhưng chỉ đứng tên của ông nhóm trưởng và diện tích tổng, nên các hộ thành viên khác không rõ diện tích của mình là bao nhiều
+ Không rõ biết đất mình đang quản lý ở đâu. Cụ thể, có một số hộ chỉ đất mình đang quản lý dưới chân đồi nhưng thực chất đất họ được giao ở khu vực phía trên đồi
+ Sử dụng đất của mình nhưng không biết chính xác diện tích quản lý chính xác là bao nhiêu ở trên sổ, nên dẫn đến tình trạng là mở rộng diện tích của hộ.
Khuyến nghị
Các khuyến nghị chung để tạo điều kiện cho đồng bào DTTS hưởng dụng rừng, đất rừng và tham gia nắm bắt các cơ hội mà EVFTA, VPA/FLEGT đem lại là:
- Tăng cường thực hiện chính sách giao đất, giao rừng phù hợp với bà con DTTS, có các hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ tài chính phù hợp, tăng cường năng lực cán bộ giám sát, theo dõi, tính đến các yếu tố về khả năng quản lý, tập quán, sinh kế văn hóa truyền thống riêng của từng DTTS, phát huy những truyền thống phong tục tốt đẹp, đồng thời khắc phục những hạn chế hủ tục làm cản trở, xâm hại việc bảo vệ rừng.
- Tăng cường tiếp cận thông tin, nâng cao năng lực hiểu biết cho đồng bào DTTS, kết nối tiếp cận thị trường, sử dụng công nghệ số trong quản trị rừng, gỗ
- Thúc đẩy mô hình quản lý rừng bền vững, quản trị gỗ bền vững, tham gia chuỗi giá trị thương mại lâm sản, gỗ, tham khảo các mô hình hợp tác xã lâm nghiệp, liên kết cộng đồng, cộng đồng quản trị tốt…
Các khuyến nghị, đề xuất sửa đổi bổ sung đối với VPA/FLEGT và định hướng nghiên cứu tiếp theo bao gồm:
- Cần rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi bổ sung phụ lục Hiệp định VPA/FLEGT cho phù hợp, loại bỏ các văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực và cập nhật kịp thời các văn bản hiện hành điều chỉnh trực tiếp hoặc có giải pháp mở để cập nhật thường xuyên tự động, ban hành văn bản hướng dẫn khắc phục hạn chế Nghị định 102/2020 về VNTLAS.
- Có giải pháp phù hợp thực tế về bằng chứng về quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng liên quan đến gỗ hợp pháp, ngoài quy định chính về “sổ đỏ”, “sổ xanh” có thể có thay thế là văn bản xác nhận của UBND cấp xã hay căn cứ vào thực trạng sử dụng ổn định với xác nhận của các hộ gia đình xung quanh và trưởng thôn…
- Nghiên cứu bổ sung Hiệp định các vấn đề về hương ước, quy ước cộng đồng về rừng, về việc chia sẻ lợi ích chung được hưởng từ rừng.
- Tăng cường tiếp cận thông tin, tuyền truyền tới các hộ gia đình, người DTTS để họ nắm bắt được, hiểu rõ được quyền và nghĩa vụ, cũng như thời cơ, cơ hội hưởng lợi ích từ các hiệp định.
- Nghiên cứu sâu các vấn đề về người DTTS với các nội dung khác về phát triển bền vững của chương 13 EVFTA như REDD+ với VPA/FLEGT, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, lao động…
TS. Nguyễn Phú Hùng

>> xem thêm

Bình luận(0)