Tại 5 ổ dịch số ca mắc chân tay miệng ra tăng khá nhanh, hiện phát hiện 36 trường hợp mắc bệnh.
Sở Y tế Hà Nội cho biết: "Trong 2 năm qua, dịch tay chân miệng đã có dấu hiệu lắng xuống nhưng tình hình bệnh trong năm 2015 có thể sẽ diễn biến khó lường. 5 ổ dịch mới phát hiện trong đó có ổ đến 6 trẻ mắc cho thấy vi rút gây bệnh lưu hành rộng rãi, nhiều tuýp vi rút gây bệnh trong khi chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu.
|
Bàn tay một bệnh nhi bị chân tay miệng. |
Khảo sát tại Bệnh viện Bạch Mai các bác sĩ cho biệt thời điểm này tại đây mỗi ngày Khoa tiếp nhận 1,2 ca mắc tay chân miệng đến khám. Tuy nhiên, hầu hết trẻ đều ở mức độ nhẹ và đều được điều trị ngoại trú.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương cũng xuất hiện rải rác một số ca mắc bệnh tay chân miệng đến khám.
Chân tay miệng là một bệnh do vi rút gây nên, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, đau miệng; loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi; phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.
Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
Ngay khi có thông tin về dịch chân tay miệng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo cả người lớn và trẻ em phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hay cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Đặc biệt, trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.