Uống nhiều trà. Thời tiết giao mùa, cảm lạnh và dị ứng thường kèm theo chứng nghẹt mũi. Để không bị phiền toái bởi những cơn hắt hơi kéo dài cả ngày, bạn nên thường xuyên uống trà. Đây là một trong những cách phổ biến được tin rằng có tác dụng giải tỏa mệt mỏi do các triệu chứng cảm cúm gây ra, bao gồm cả ngạt mũi. Bên cạnh đó, lượng chất vitamin C và L theanine có trong trà giúp chống viêm rất hiệu quả. Trong số các loại trà, trà xanh, trà gừng và trà bạc hà được đánh giá là tốt hơn cả.
Sử dụng nước xịt mũi. Các dạng thuốc xịt có tác dụng rất tốt trong việc làm thông mũi và nó dễ dàng mua được ở những hiệu thuốc bán lẻ. Để đạt hiệu quả cao, bác sĩ khuyên bạn nên hắt hơi một vài lần để đẩy dịch nhờn trong mũi ra trước khi sử dụng thuốc; giúp nước rửa có thể đi sâu vào khoang mũi và làm sạch chúng. Ngoài ra, bạn cũng không nên hắt hơi ngay sau khi vừa nhỏ thuốc bởi nó sẽ khiến dung dịch đi theo chất nhầy ra khỏi hốc mũi, không mang lại tác dụng điều trị như mong đợi.
Ăn đồ cay. Bạn có thể không để ý đến tác dụng thông mũi của các thực phẩm cay. Nhưng quả thật, khoa học đã chứng minh chúng đóng vai trò tích cực trong việc giải cảm và giảm bớt sự khó chịu do ngạt mũi.
Khi tiêu thụ loại thực phẩm này, chất nhầy trong khoang mũi sẽ tăng tốc độ dịch chuyển, giúp đẩy lùi chứng ngạt mũi dễ dàng.
Tăng cường độ ẩm. Bạn cũng dễ dàng cải thiện tình hình sức khỏe bằng cách tắm nước nóng hoặc tắm hơi một vài lần trong ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 10 phút. Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý tăng độ ẩm trong nhà bằng các thiết bị chuyên dụng trước khi đi ngủ để đảm bảo luôn được ngon giấc.
Sử dụng chậu neti. Chậu neti là một công cụ hỗ trợ khá phổ biến trong y học. Nó có hình dạng giống như một chiếc ấm và thường được sử dụng để đưa hỗn hợp muối – nước sạch vào mũi người bệnh, giúp rửa sạch những chất bẩn trong bộ phận này.
Mặc dù hiệu quả các phương pháp trên đã được kiểm chứng song bác sĩ cảnh báo mọi người không sử dụng kết hợp tất cả phương pháp trên. Nếu điều trị tại nhà không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đi khám sức khỏe để tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh.
Uống nhiều trà. Thời tiết giao mùa, cảm lạnh và dị ứng thường kèm theo chứng nghẹt mũi. Để không bị phiền toái bởi những cơn hắt hơi kéo dài cả ngày, bạn nên thường xuyên uống trà. Đây là một trong những cách phổ biến được tin rằng có tác dụng giải tỏa mệt mỏi do các triệu chứng cảm cúm gây ra, bao gồm cả ngạt mũi. Bên cạnh đó, lượng chất vitamin C và L theanine có trong trà giúp chống viêm rất hiệu quả. Trong số các loại trà, trà xanh, trà gừng và trà bạc hà được đánh giá là tốt hơn cả.
Sử dụng nước xịt mũi. Các dạng thuốc xịt có tác dụng rất tốt trong việc làm thông mũi và nó dễ dàng mua được ở những hiệu thuốc bán lẻ. Để đạt hiệu quả cao, bác sĩ khuyên bạn nên hắt hơi một vài lần để đẩy dịch nhờn trong mũi ra trước khi sử dụng thuốc; giúp nước rửa có thể đi sâu vào khoang mũi và làm sạch chúng. Ngoài ra, bạn cũng không nên hắt hơi ngay sau khi vừa nhỏ thuốc bởi nó sẽ khiến dung dịch đi theo chất nhầy ra khỏi hốc mũi, không mang lại tác dụng điều trị như mong đợi.
Ăn đồ cay. Bạn có thể không để ý đến tác dụng thông mũi của các thực phẩm cay. Nhưng quả thật, khoa học đã chứng minh chúng đóng vai trò tích cực trong việc giải cảm và giảm bớt sự khó chịu do ngạt mũi.
Khi tiêu thụ loại thực phẩm này, chất nhầy trong khoang mũi sẽ tăng tốc độ dịch chuyển, giúp đẩy lùi chứng ngạt mũi dễ dàng.
Tăng cường độ ẩm. Bạn cũng dễ dàng cải thiện tình hình sức khỏe bằng cách tắm nước nóng hoặc tắm hơi một vài lần trong ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 10 phút. Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý tăng độ ẩm trong nhà bằng các thiết bị chuyên dụng trước khi đi ngủ để đảm bảo luôn được ngon giấc.
Sử dụng chậu neti. Chậu neti là một công cụ hỗ trợ khá phổ biến trong y học. Nó có hình dạng giống như một chiếc ấm và thường được sử dụng để đưa hỗn hợp muối – nước sạch vào mũi người bệnh, giúp rửa sạch những chất bẩn trong bộ phận này.
Mặc dù hiệu quả các phương pháp trên đã được kiểm chứng song bác sĩ cảnh báo mọi người không sử dụng kết hợp tất cả phương pháp trên. Nếu điều trị tại nhà không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đi khám sức khỏe để tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh.