|
Ảnh minh họa. |
Cũng theo ThS.BS Lê Anh Tuấn, Sở sẽ tổng hợp nhu cầu từ các cơ sở điều trị để lập dự trù gửi các doanh nghiệp cung ứng và đề nghị các đơn vị lên kế hoạch nhập khẩu. Sở cũng sẽ đề nghị Bộ Y tế xem xét, giải quyết theo quy định để đáp ứng kịp thời thuốc phục vụ điều trị.
Lý giải cho việc đấu thầu tập trung thì ThS.BS Anh Tuấn cho rằng để khắc phục những khuyết điểm của đấu thầu riêng lẻ ở các bệnh viện như: xây dựng được danh mục thuốc được chỉ định đúng theo phác đồ điều trị nhằm hạn chế lạm dụng chỉ định thuốc, loại bỏ những mặt hàng thuốc có hàm lượng, phối hợp không đúng trong điều trị, thống nhất giá thuốc trong các bệnh viện ở thành phố, giá thuốc thấp hơn các đơn vị khác vì mua với số lượng lớn, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng thuốc điều trị và giá cả hợp lý.
Qua thực hiện đấu thầu tập trung thuốc đã đem lại hiệu quả trong việc mua sắm, cụ thể đã tiết kiệm được 1.412 tỷ đồng đồng thời bảo đảm tính thống nhất về giá ở các cơ sở y tế của thành phố, tiết kiệm thời gian và chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các đơn vị. Kết quả đấu thầu thuốc tập trung này còn được sử dụng cho nhà thuốc của
bệnh viện và các cơ sở KCB ngoài công lập để thanh toán với cơ quan Bảo hiểm y tế.
Đối với các mặt hàng bị huỷ kết quả trúng thầu, để đảm bảo thuốc phục vụ điều trị, Sở Y tế TP.HCM đang khẩn trương lập kế hoạch mua sắm để trình Uỷ ban nhân dân phê duyệt theo hình thức áp dụng kết quả đấu thầu của các tỉnh, thành phố và sẽ phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng để lập dự trù, đề nghị Cục Quản lý dược cấp giấy phép nhập khẩu theo quy định để nhập khẩu hoặc cung ứng ngay nếu các doanh nghiệp có đủ nguồn thuốc để kịp thời phục vụ điều trị.