Trứng. Khi bạn đặt một quả trứng vào lò vi sóng, hơi nước tích tụ từ các phân tử nước gây ra áp suất lớn. Trong khi đó, trứng có phần màng và vỏ mỏng bao bọc, khó có thể đối phó với áp suất này. Kết quả là, trứng dễ bị nổ khiến bạn mất thời gian vệ sinh, món ăn cũng không được như ý.Gà. Gà có thể được hâm nóng, làm chín bằng lò vi sóng. Tuy nhiên, cách bạn thực hiện lại có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định sự an toàn của món ăn.Theo chuyên gia dinh dưỡng Brigitte Zeitlin, khi dùng lò vi sóng hâm nóng gà, bạn phải đảm bảo miếng thịt được làm chín hoàn toàn cả trong lẫn ngoài bằng cách dùng dao khía bề mặt. Lò vi sóng đôi khi không làm chín đều được toàn bộ thức ăn. Bằng cách này, vi khuẩn vẫn có cơ hội sống sót, trở thành mầm bệnh.Nước. Làm nóng nước bằng lò vi sóng không gây hại trực tiếp tới sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bỏng được ghi nhận khi thực hiện công việc này. Nguyên nhân bởi sóng điện từ có thể làm nước nóng quá mức, nhiều người không cảnh giác cầm vào gây bỏng. Hơn nữa, các phân tử nước được làm nóng bằng lò vi sóng thường không ổn định, có thể sôi lớn, thậm chí gây nổ.Sữa mẹ. Sữa mẹ không nên hâm nóng bằng lò vi sóng. Điều này bắt nguồn từ việc lò vi sóng không thể làm ấm sữa một cách đồng đều, dễ tạo nên những điểm nhiệt độ cao gây bỏng. Nhựa từ bình, túi trữ sữa khi được hâm nóng cũng có khả năng làm tăng nguy cơ gây ung thư.Trái cây. Trái cây chứa nhiều vitamin và các yếu tố vi lượng. Khi hâm nóng ở nhiệt độ cao, những chất này gần như bị hao hụt hoàn toàn. Đặc biệt, nho khô và nho tươi không làm nóng bằng lò vi sóng. Lượng nhiệt cao có thể khiến chúng cháy nổ. Nho bị cháy sinh nhiều khí plasma – loại khí độc có thể làm hư hỏng các bộ phận bên trong vật dụng.Rau xanh. Tương tự trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin và yếu tố vi lượng. Làm nóng chúng bằng lò vi sóng có thể hao hụt dinh dưỡng. Bên cạnh đó, lượng nitrat tự nhiên trong rau cũng có thể chuyển đổi thành chất không có lợi, gây hại sức khỏe.Nấm. Nấm rất dễ làm chín, dù vậy, bạn không nên lạm dụng lò vi sóng để chế biến chúng. Khi nấm cho vào lò vi sóng, các vi chất dinh dưỡng bên trong sẽ biến đổi thành nhiều hợp chất gây khó tiêu trong dạ dày.Thịt đông lạnh. Thịt đông lạnh là thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng. Nếu bạn dùng lò vi sóng để rã đông thì thịt bên ngoài sẽ được nấu chín nhưng bên trong vẫn còn đông lạnh. Việc này sẽ dẫn tới tình trạng miếng thịt được rã đông không đều, chỗ chín song có chỗ lại còn sống.Thực phẩm chiên ngập dầu. Tất cả các loại dầu chỉ chịu đựng ở mức nhiệt nhất định. Vượt quá giới hạn này, chúng sẽ tạo ra chất độc hại như các gốc tự do. Trong khi đó, gốc tự do là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả ung thư.Tốt nhất, tránh hâm nóng các thực phẩm chứa nhiều dầu trong lò vi sóng. Lò vi sóng có thể đốt cháy dầu một lần nữa gây hại không khác dầu chiên đi chiên lại nhiều lần. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Mối nguy từ sử dụng thực phẩm giảm cân trên mạng. Nguồn: VTV24.
Trứng. Khi bạn đặt một quả trứng vào lò vi sóng, hơi nước tích tụ từ các phân tử nước gây ra áp suất lớn. Trong khi đó, trứng có phần màng và vỏ mỏng bao bọc, khó có thể đối phó với áp suất này. Kết quả là, trứng dễ bị nổ khiến bạn mất thời gian vệ sinh, món ăn cũng không được như ý.
Gà. Gà có thể được hâm nóng, làm chín bằng lò vi sóng. Tuy nhiên, cách bạn thực hiện lại có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định sự an toàn của món ăn.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Brigitte Zeitlin, khi dùng lò vi sóng hâm nóng gà, bạn phải đảm bảo miếng thịt được làm chín hoàn toàn cả trong lẫn ngoài bằng cách dùng dao khía bề mặt. Lò vi sóng đôi khi không làm chín đều được toàn bộ thức ăn. Bằng cách này, vi khuẩn vẫn có cơ hội sống sót, trở thành mầm bệnh.
Nước. Làm nóng nước bằng lò vi sóng không gây hại trực tiếp tới sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bỏng được ghi nhận khi thực hiện công việc này. Nguyên nhân bởi sóng điện từ có thể làm nước nóng quá mức, nhiều người không cảnh giác cầm vào gây bỏng. Hơn nữa, các phân tử nước được làm nóng bằng lò vi sóng thường không ổn định, có thể sôi lớn, thậm chí gây nổ.
Sữa mẹ. Sữa mẹ không nên hâm nóng bằng lò vi sóng. Điều này bắt nguồn từ việc lò vi sóng không thể làm ấm sữa một cách đồng đều, dễ tạo nên những điểm nhiệt độ cao gây bỏng. Nhựa từ bình, túi trữ sữa khi được hâm nóng cũng có khả năng làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Trái cây. Trái cây chứa nhiều vitamin và các yếu tố vi lượng. Khi hâm nóng ở nhiệt độ cao, những chất này gần như bị hao hụt hoàn toàn. Đặc biệt, nho khô và nho tươi không làm nóng bằng lò vi sóng. Lượng nhiệt cao có thể khiến chúng cháy nổ. Nho bị cháy sinh nhiều khí plasma – loại khí độc có thể làm hư hỏng các bộ phận bên trong vật dụng.
Rau xanh. Tương tự trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin và yếu tố vi lượng. Làm nóng chúng bằng lò vi sóng có thể hao hụt dinh dưỡng. Bên cạnh đó, lượng nitrat tự nhiên trong rau cũng có thể chuyển đổi thành chất không có lợi, gây hại sức khỏe.
Nấm. Nấm rất dễ làm chín, dù vậy, bạn không nên lạm dụng lò vi sóng để chế biến chúng. Khi nấm cho vào lò vi sóng, các vi chất dinh dưỡng bên trong sẽ biến đổi thành nhiều hợp chất gây khó tiêu trong dạ dày.
Thịt đông lạnh. Thịt đông lạnh là thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng. Nếu bạn dùng lò vi sóng để rã đông thì thịt bên ngoài sẽ được nấu chín nhưng bên trong vẫn còn đông lạnh. Việc này sẽ dẫn tới tình trạng miếng thịt được rã đông không đều, chỗ chín song có chỗ lại còn sống.
Thực phẩm chiên ngập dầu. Tất cả các loại dầu chỉ chịu đựng ở mức nhiệt nhất định. Vượt quá giới hạn này, chúng sẽ tạo ra chất độc hại như các gốc tự do. Trong khi đó, gốc tự do là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả ung thư.
Tốt nhất, tránh hâm nóng các thực phẩm chứa nhiều dầu trong lò vi sóng. Lò vi sóng có thể đốt cháy dầu một lần nữa gây hại không khác dầu chiên đi chiên lại nhiều lần. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Mối nguy từ sử dụng thực phẩm giảm cân trên mạng. Nguồn: VTV24.