Tổ chức Y tế Thế giới cũng từng đưa ra lời cảnh báo về khả năng mắc bệnh ở người khi tiếp xúc với cyanogen chloride (NCCI). Nó có thể gây tổn thương tế bào di truyền, ảnh hưởng đến phổi, tim và hệ thống thần kinh trung ương qua đường hô hấp. Các triệu chứng của phơi nhiễm NCCI có thể gồm buồn ngủ, sổ mũi, đau họng, ho, buồn nôn, phù nề, co giật, tê liệt và thậm chí là tử vong.
Tuy nhiên, không phải mọi hồ bơi đều tiềm ẩn nguy cơ chết người. Cụ thể, nồng độ chất độc có trong nó phải đủ lớn mới đủ “sức” gây nguy hiểm.
Để kiểm chứng, một nhóm nghiên cứu đã sử dụng acid uric (chất có nhiều trong nước tiểu) đưa vào hồ bơi. Kết quả là tùy vào nhiệt độ, độ pH của nước và nồng độ clo mà acid uric sẽ phản ứng tạo ra sản phẩm phụ NCCl. Giới nghiên cứu cũng cho biết lượng cyanogen chloride khoảng 20 – 30 microgram/lít nước thì không gây hại nhiều. Song nếu nồng độ đạt 70 microgram/lít thì khả năng gây nguy hiểm rất cao.
Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định nếu nồng độ NCCI đạt 10mg/lít nước sẽ khiến cơ thể phản ứng mãnh liệt. Điều này tương đương với khoảng ba triệu người tới hồ bơi và “tè bậy” 0,8 lít chất thải. Và những người bơi trong nó nếu không nghẹt thở thì cũng dễ dàng bị hôn mê.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng tiết lộ với nồng độ 0,33milimoles clo trong mỗi lít nước kết hợp với nồng độ acid uric loãng (5 X 10-5 mol mỗi lít) thì nó dễ dàng bị khử sạch bởi clo. Do đó, nếu muốn ngăn cản quá trình hình thành NCCI thì chúng ta chỉ cần đảm bảo việc khử trùng được diễn ra thường xuyên, đúng liều lượng.
Ngoài mối nguy hiểm từ NCCI, nước bể bơi còn chứa mồ hôi, tóc, tế bào chết, mỹ phẩm, kem chống nắng... từ những người xuống bể bơi. Những sản phẩm này thường giàu nito, khi kết hợp với các chất khử trùng, chúng có thể trở thành chất hóa học biến đổi và chuyển hóa thành nhiều độc tố khác.
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc lâu dài với các sản phẩm phụ khử trùng có thể dẫn tới đột biến gene, dị tật bẩm sinh, đẩy nhanh quá trình lão hóa, gây bệnh đường hô hấp, ung thư.
Tổ chức Y tế Thế giới cũng từng đưa ra lời cảnh báo về khả năng mắc bệnh ở người khi tiếp xúc với cyanogen chloride (NCCI). Nó có thể gây tổn thương tế bào di truyền, ảnh hưởng đến phổi, tim và hệ thống thần kinh trung ương qua đường hô hấp. Các triệu chứng của phơi nhiễm NCCI có thể gồm buồn ngủ, sổ mũi, đau họng, ho, buồn nôn, phù nề, co giật, tê liệt và thậm chí là tử vong.
Tuy nhiên, không phải mọi hồ bơi đều tiềm ẩn nguy cơ chết người. Cụ thể, nồng độ chất độc có trong nó phải đủ lớn mới đủ “sức” gây nguy hiểm.
Để kiểm chứng, một nhóm nghiên cứu đã sử dụng acid uric (chất có nhiều trong nước tiểu) đưa vào hồ bơi. Kết quả là tùy vào nhiệt độ, độ pH của nước và nồng độ clo mà acid uric sẽ phản ứng tạo ra sản phẩm phụ NCCl. Giới nghiên cứu cũng cho biết lượng cyanogen chloride khoảng 20 – 30 microgram/lít nước thì không gây hại nhiều. Song nếu nồng độ đạt 70 microgram/lít thì khả năng gây nguy hiểm rất cao.
Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định nếu nồng độ NCCI đạt 10mg/lít nước sẽ khiến cơ thể phản ứng mãnh liệt. Điều này tương đương với khoảng ba triệu người tới hồ bơi và “tè bậy” 0,8 lít chất thải. Và những người bơi trong nó nếu không nghẹt thở thì cũng dễ dàng bị hôn mê.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng tiết lộ với nồng độ 0,33milimoles clo trong mỗi lít nước kết hợp với nồng độ acid uric loãng (5 X 10-5 mol mỗi lít) thì nó dễ dàng bị khử sạch bởi clo. Do đó, nếu muốn ngăn cản quá trình hình thành NCCI thì chúng ta chỉ cần đảm bảo việc khử trùng được diễn ra thường xuyên, đúng liều lượng.
Ngoài mối nguy hiểm từ NCCI, nước bể bơi còn chứa mồ hôi, tóc, tế bào chết, mỹ phẩm, kem chống nắng... từ những người xuống bể bơi. Những sản phẩm này thường giàu nito, khi kết hợp với các chất khử trùng, chúng có thể trở thành chất hóa học biến đổi và chuyển hóa thành nhiều độc tố khác.
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc lâu dài với các sản phẩm phụ khử trùng có thể dẫn tới đột biến gene, dị tật bẩm sinh, đẩy nhanh quá trình lão hóa, gây bệnh đường hô hấp, ung thư.