Hồi cứu về gia đình bệnh nhân (BN), các bác sĩ (BS) phát hiện trước đây ông nội và bố của em cũng chết do tự tử. Liệu hành vi tự tử có mang tính di truyền?
Ba thế hệ đều tự tử
2g sáng ngày 16/4, Khoa Cấp cứu Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 tiếp nhận bé trai Đ.T.H. (13 tuổi, ở Tiền Giang) bị hôn mê, co giật, tim đập rất chậm, suy hô hấp do đã uống quá nhiều thuốc trừ sâu. Sau bốn giờ liên tục cấp cứu, hồi sức, em H. vẫn không qua khỏi. Theo lời kể của người nhà em H., em đã hai lần tự tử bằng thuốc ngủ nhưng được cứu sống. Lần này, em lấy trộm 700.000đ của ông ngoại để tiêu xài, bị mẹ phát hiện la mắng nên em dùng số tiền trộm cắp chưa xài hết mua thuốc trừ sâu về pha vào chai nước ngọt cho dễ uống.
Người nhà thấy H. uống nhưng nghĩ em uống nước ngọt. 30 phút sau, H. bắt đầu nôn ói, khó thở, mê man, lập tức được người nhà đưa đến BV địa phương. BS trực tiếp cấp cứu ban đầu cho BN của BV tỉnh Tiền Giang kể, khi rửa dạ dày thì thấy mùi thuốc rầy nồng nặc, chứng tỏ bệnh nhi đã uống quá nhiều và quyết tâm chết. Ngược về quá khứ, gia đình BN cho biết, trước đây ông nội của em cũng buồn hoàn cảnh gia đình rồi tự sát; bố của em cũng tự tử , giờ đến lượt em là thế hệ thứ ba.
Cách đây một năm, BV Tâm Thần TP.HCM cũng điều trị liên tục cho BN nữ C.H.M. (34 tuổi, làm trưởng phòng ở một công ty nước ngoài) bị trầm cảm kéo dài do hôn nhân đổ vỡ, công việc liên tục thất bại. Chị đã lên kế hoạch tự tử và dùng dao cứa vào tay nhưng máu chảy nhiều, đau quá nên chị la lên và được người nhà đưa đi cấp cứu kịp thời. Hai tháng sau, chị M. quyết định tự tử bằng cách khác: dùng dây thừng treo cổ trong phòng riêng. Lần này chị đã “thành công”. Bản thân mẹ của chị M. cũng bị trầm cảm và từng có ý định tự tử.
|
Một bé trai uống thuốc trừ sâu tự tử được cấp cứu tại BV Nhi Đồng 2 Một bé trai uống thuốc trừ sâu tự tử được cấp cứu tại BV Nhi Đồng 2. |
BS Trần Duy Tâm - Phòng Kế hoạch tổng hợp, BV Tâm Thần TP.HCM khuyến cáo: 70% trường hợp tự tử có liên quan đến trầm cảm. Trầm cảm có tính lây lan ở những người có cơ địa dễ bị rối loạn sắc khí, lo âu, do đó những người trong cùng một gia đình dễ bị chung bệnh trầm cảm. Trầm cảm cũng có tính di truyền. Như trường hợp của chị N.T.M. (41 tuổi, buôn bán) cũng tự sát “thành công” ở lần thứ hai khi nhảy từ một cao ốc xuống đất. Nạn nhân vốn bị trầm cảm, lo âu do nợ nần chồng chất, gia đình đổ vỡ. Trước đó, chị M. đã tự sát bằng cách uống thuốc ngủ nhưng bị nôn ói nên được đưa đi cấp cứu. Một số chị em ruột của chị M. cũng bị trầm cảm, lo âu vì có cơ địa như chị M.
Một nghiên cứu suốt 10 năm về nguyên nhân tự tử mới công bố của Canada ghi nhận, chất serotonin ở não là yếu tố truyền tín hiệu thần kinh giữa các tế bào trong não, có liên quan trực tiếp đến điều tiết cảm xúc và một số chức năng khác ở con người. Sự rối loạn serotonin sản sinh vượt mức cho phép trong não được xem là thủ phạm làm gia tăng tự tử ở người bệnh.
Những người bị đột biến gen có nhiệm vụ “điều tiết” chất serotonin có nguy cơ tự tử cao gấp hai lần so với người bình thường. Sự đột biến gen này có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều này lý giải phần nào vì sao một số quốc gia có nạn tự tử cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác, cụ thể như ở Hungary và Phần Lan, tỷ lệ tự tử lên đến 40 ca/100.000 dân. Một nghiên cứu tương tự tại Mỹ ghi nhận trên 412 BN từng tự tử hụt cũng nhận thấy hơn 37% BN có mang gen đột biến và gen này ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố tiếp nhận của não.
Tuân thủ điều trị có thể thể thoát được án tử
BS Trần Duy Tâm cho biết, ở các nước, mỗi BV đa khoa đều có khoa tâm thần, tâm lý nhưng tại Việt Nam, rất ít BV xây dựng khoa tâm lý và việc điều trị thông thường là cũng cho về ngay trong ngày, chứ không có giường bệnh để BN nằm lại theo dõi. Các BV mới chỉ quan tâm đến việc cứu chữa những tổn thương về thể xác do tự tử hụt cho BN như: ngộ độc do uống thuốc tự tử, chảy máu do cứa tay chân… rồi cho xuất viện.
Mời quý độc giả xem video Tình trạng tự tử vì tình ở thanh niên (nguồn VTC):