Hầu hết chúng ta đều không nghĩ đến thạch tín (arsenic) – một chất độc gấp 4 lần thủy ngân. Tuy nhiên, chúng ta có nguy cơ ăn phải chất độc này hàng ngày, đó chính là từ gạo. Một nghiên cứu mới của Viện An toàn thực phẩm toàn cầu (Hoa Kỳ) cho thấy có tới quá nửa trong số 81 loại gạo trên thế giới có hàm lượng thạch tín trong gạo vượt quá mức cho phép. Thạch tín là chất độc tự nhiên được kết tụ trong đá. Thạch tín dễ tan trong nước nên và được các loại thực vật hấp thụ qua đất và nước. Thạch tín còn có trong các loại rau củ quả và lúa hạt. Nhìn một cách tổng thể, hàm lượng thạch tín có trong lúa hạt thấp hơn trong các loại cây khác nhưng chúng ta lại ăn gạo thường xuyên hơn. Hơn nữa, vì thạch tín được hấp thụ qua đất và nước nên dù là gạo hữu cơ hay vô cơ thì cũng có hàm lượng thạch tín cao như nhau. Theo báo cáo của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm Châu Âu và Anh Quốc năm 2014 sau 1000 xét nghiệm trên các mẫu gạo từ 20 quốc gia, gạo Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, và Việt Nam có hàm lượng thạch tín nằm trong giới hạn cho phép và an toàn. Tuy nhiên nên tránh ăn gạo xuất từ Trung Quốc vì không nằm trong 6 quốc gia an toàn trong báo cáo.Gạo Jasmine (thường phổ biến ở Châu Á), gạo Basmati (thường ở châu Âu, Úc và Bắc Mỹ) và gạo sushi Nhật Bản là những loại gạo có hàm lượng thạch tín thấp nhất. Gạo trắng ít thạch tín hơn gạo nâu (gạo lức) hay nguyên cám. Nui (pasta) làm từ gạo cũng nằm trong danh sách an toàn về thạch tín để lựa chọn cho các bé Danh sách đen nên tránh vì nguy cơ dư thạch tín cao, đặc biệt là khi ăn lâu dài có nguy cơ dẫn tới các bệnh ung thư da, phổi khi các bé lớn gồm có các bột ăn dặm làm sẵn (làm từ gạo), bánh gạo, sữa từ gạo. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý, nếu ăn bánh gạo dưới 3 cái/tuần, sữa gạo thì không khuyên dùng cho bé dưới 4-5 tuổi. Vì vậy, khi nấu các món ăn từ gạo, cần thực hiện các bước sau nhằm loại bỏ thạch tín trong gạo: Khi vo gạo, nên ngâm gạo với nước theo tỷ lệ 100g gạo thì ngâm 600ml nước để trong 3 phút và vo 2 lần. Tỉ lệ gạo:nước khi nấu cháo cho bé là 1:10 hoặc 1:8 cho bé trong giai đoạn 6-9 tháng tuổi, sau 9 tháng tuổi giảm lượng nước theo tỷ lệ 1:6 hoặc 1:3.Phân bố khẩu phần ăn gợi ý trong tuần cho các bé dưới 12 tuổi như sau: 5 ngày gạo, 1 ngày nui/bún, 1 ngày bánh mì (bột mì)/khoai tây/khoai lang/miến. Mỗi bữa ăn nên giới hạn 45g gạo (tương đương 135-150g cơm) và kết hợp cân bằng với thành phần khác.
Hầu hết chúng ta đều không nghĩ đến thạch tín (arsenic) – một chất độc gấp 4 lần thủy ngân. Tuy nhiên, chúng ta có nguy cơ ăn phải chất độc này hàng ngày, đó chính là từ gạo. Một nghiên cứu mới của Viện An toàn thực phẩm toàn cầu (Hoa Kỳ) cho thấy có tới quá nửa trong số 81 loại gạo trên thế giới có hàm lượng thạch tín trong gạo vượt quá mức cho phép.
Thạch tín là chất độc tự nhiên được kết tụ trong đá. Thạch tín dễ tan trong nước nên và được các loại thực vật hấp thụ qua đất và nước. Thạch tín còn có trong các loại rau củ quả và lúa hạt. Nhìn một cách tổng thể, hàm lượng thạch tín có trong lúa hạt thấp hơn trong các loại cây khác nhưng chúng ta lại ăn gạo thường xuyên hơn. Hơn nữa, vì thạch tín được hấp thụ qua đất và nước nên dù là gạo hữu cơ hay vô cơ thì cũng có hàm lượng thạch tín cao như nhau.
Theo báo cáo của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm Châu Âu và Anh Quốc năm 2014 sau 1000 xét nghiệm trên các mẫu gạo từ 20 quốc gia, gạo Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, và Việt Nam có hàm lượng thạch tín nằm trong giới hạn cho phép và an toàn. Tuy nhiên nên tránh ăn gạo xuất từ Trung Quốc vì không nằm trong 6 quốc gia an toàn trong báo cáo.
Gạo Jasmine (thường phổ biến ở Châu Á), gạo Basmati (thường ở châu Âu, Úc và Bắc Mỹ) và gạo sushi Nhật Bản là những loại gạo có hàm lượng thạch tín thấp nhất. Gạo trắng ít thạch tín hơn gạo nâu (gạo lức) hay nguyên cám. Nui (pasta) làm từ gạo cũng nằm trong danh sách an toàn về thạch tín để lựa chọn cho các bé
Danh sách đen nên tránh vì nguy cơ dư thạch tín cao, đặc biệt là khi ăn lâu dài có nguy cơ dẫn tới các bệnh ung thư da, phổi khi các bé lớn gồm có các bột ăn dặm làm sẵn (làm từ gạo), bánh gạo, sữa từ gạo. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý, nếu ăn bánh gạo dưới 3 cái/tuần, sữa gạo thì không khuyên dùng cho bé dưới 4-5 tuổi.
Vì vậy, khi nấu các món ăn từ gạo, cần thực hiện các bước sau nhằm loại bỏ thạch tín trong gạo: Khi vo gạo, nên ngâm gạo với nước theo tỷ lệ 100g gạo thì ngâm 600ml nước để trong 3 phút và vo 2 lần.
Tỉ lệ gạo:nước khi nấu cháo cho bé là 1:10 hoặc 1:8 cho bé trong giai đoạn 6-9 tháng tuổi, sau 9 tháng tuổi giảm lượng nước theo tỷ lệ 1:6 hoặc 1:3.
Phân bố khẩu phần ăn gợi ý trong tuần cho các bé dưới 12 tuổi như sau: 5 ngày gạo, 1 ngày nui/bún, 1 ngày bánh mì (bột mì)/khoai tây/khoai lang/miến. Mỗi bữa ăn nên giới hạn 45g gạo (tương đương 135-150g cơm) và kết hợp cân bằng với thành phần khác.