Nhận định trên được đưa ra bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Queensland (Australia). Thực tế, độc tố của cóc từ lâu được
Đông y Trung Quốc tận dụng để điều trị hiệu quả các bệnh tim mạch, đau họng, bệnh ngoài da và các bệnh khác.
|
Nọc độc cóc có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư tiền liệt tuyến cực nhạy mà không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh. |
Về phát hiện này, bác sĩ Harendra Parekh làm việc tại Đại học Queensland cho biết: “Chúng tôi chắc chắn về khả năng tiêu diệt có chọn lọc các tế bào gây bệnh của nọc độc chiết xuất từ cóc”.
Quá trình nghiên cứu phát hiện nọc độc từ cóc mía có khả năng tiêu diệt hiệu quả tế bào nhiều loại ung thư khác nhau. Trong số đó, nọc độc từ cóc đặc biệt nhạy với tế bào ung thư tiền liệt tuyến.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo việc sử dụng nọc độc từ loài động vật này dưới dạng thô có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hiện bác sĩ Parekh và cộng sự đang nỗ lực bào chế nọc độc cóc dưới dạng hòa tan.
“Một khi đảm bảo lượng độc tố có thể ổn định hoặc tăng sau khi hòa tan, chúng tôi sẽ chuyển sang giai đoạn là làm sao để đưa nọc cóc đến các tế bào ung thư thông qua các phương pháp điều chuyển thuốc”, ông cho biết.
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Queensland nhận được sự tài trợ của Đại học Bách khoa Hồng Kông và một viện nghiên cứu tại Trung Quốc để tiếp tục phát triển dự án.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc tìm ra nguồn cung cóc mía ổn định. Tại Trung Quốc, cóc ngày càng trở nên khan hiếm do ô nhiễm môi trường và nhu cầu sử dụng tăng cao.
So với cóc có nguồn gốc từ
Trung Quốc, cóc mía Australia được đánh giá cao hơn nhờ sinh sống trong môi trường lành mạnh, ít chứa dư lượng thuốc trừ sâu. Nếu có đủ nguồn cóc mía tại Australia, chi phí cho việc bào chế thuốc sẽ giảm đáng kể.