Tuyến giáp là bộ phận ở vị trí mặt trước của cổ, có hình thù khá giống một chú bướm. Cơ quan này có chức năng tiết hormon kiểm soát quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.
Ung thư tuyến giáp diễn ra khi có sự thay đổi bất thường, đột biến ở tế bào khu vực. Bệnh khá phổ biến, thường gặp ở người trong độ tuổi từ 35 - 50. Hiện chưa có cách phát hiện ung thư tuyến giáp riêng biệt. Xét nghiệm đo lượng hormon kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu là cách tốt nhất để phát hiện vấn đề như suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém), cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức). Tuy nhiên, phương pháp chưa cho phép phát hiện các dấu hiệu tiền ung thư ở khu vực này. Để phát hiện dấu hiệu bất thường sớm, cần nắm bắt nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể, có người thân từng đối diện ung thư tuyến giáp, tiếp xúc với bức xạ nhiều lần khi còn nhỏ, thiếu hụt I-ốt… là những yếu tố khiến bạn có khả năng đối diện với căn bệnh. Không bỏ qua biểu hiện lạ. Những người mắc ung thư tuyến giáp cho biết, khi bị bệnh, họ thường cảm nhận sự vướng tức, bó chặt ở vùng cổ. Không những vậy, họ còn chịu sự đau đớn nếu khối u có dấu hiệu lan lên góc hàm và hai bên mang tai. Tự kiểm tra tuyến giáp. Để kiểm tra, bạn đứng trước gương và nhìn thẳng vị trí tuyến giáp (khu vực ngay dưới yết hầu của nam giới) rồi ngửa cổ ra sau sao cho vẫn nhìn thấy tuyến giáp. Chuẩn bị một cốc nước đầy và từ từ uống cho đến hết. Khi nuốt nước, cố gắng quan sát để phát hiện các chỗ phình ra hoặc lõm vào. Khám sức khỏe định kỳ. Ngoài việc tự kiểm tra ở nhà, bạn cần tự giác khám sức khỏe tại các cơ sở y tế. Đặc biệt, với người xuất hiện vết sần, khối u ở cổ cần thăm khám ít nhất hai lần một năm. Tham khảo ý kiến bác sĩ khi xuất hiện dấu hiệu đáng ngờ. Nếu như giọng nói trong trẻo bỗng dưng chuyển sang khàn khàn, mệt mỏi triền miên, đổ mồ hôi đêm thì bạn nên sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ. Bằng nghiệp vụ của mình, họ sẽ sớm tìm ra căn nguyên vấn đề. Từ đó đưa ra tác động kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả quá trình điều trị.
Tuyến giáp là bộ phận ở vị trí mặt trước của cổ, có hình thù khá giống một chú bướm. Cơ quan này có chức năng tiết hormon kiểm soát quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.
Ung thư tuyến giáp diễn ra khi có sự thay đổi bất thường, đột biến ở tế bào khu vực. Bệnh khá phổ biến, thường gặp ở người trong độ tuổi từ 35 - 50. Hiện chưa có cách phát hiện ung thư tuyến giáp riêng biệt.
Xét nghiệm đo lượng hormon kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu là cách tốt nhất để phát hiện vấn đề như suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém), cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức). Tuy nhiên, phương pháp chưa cho phép phát hiện các dấu hiệu tiền ung thư ở khu vực này.
Để phát hiện dấu hiệu bất thường sớm, cần nắm bắt nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể, có người thân từng đối diện ung thư tuyến giáp, tiếp xúc với bức xạ nhiều lần khi còn nhỏ, thiếu hụt I-ốt… là những yếu tố khiến bạn có khả năng đối diện với căn bệnh.
Không bỏ qua biểu hiện lạ. Những người mắc ung thư tuyến giáp cho biết, khi bị bệnh, họ thường cảm nhận sự vướng tức, bó chặt ở vùng cổ. Không những vậy, họ còn chịu sự đau đớn nếu khối u có dấu hiệu lan lên góc hàm và hai bên mang tai.
Tự kiểm tra tuyến giáp. Để kiểm tra, bạn đứng trước gương và nhìn thẳng vị trí tuyến giáp (khu vực ngay dưới yết hầu của nam giới) rồi ngửa cổ ra sau sao cho vẫn nhìn thấy tuyến giáp. Chuẩn bị một cốc nước đầy và từ từ uống cho đến hết. Khi nuốt nước, cố gắng quan sát để phát hiện các chỗ phình ra hoặc lõm vào.
Khám sức khỏe định kỳ. Ngoài việc tự kiểm tra ở nhà, bạn cần tự giác khám sức khỏe tại các cơ sở y tế. Đặc biệt, với người xuất hiện vết sần, khối u ở cổ cần thăm khám ít nhất hai lần một năm.
Tham khảo ý kiến bác sĩ khi xuất hiện dấu hiệu đáng ngờ. Nếu như giọng nói trong trẻo bỗng dưng chuyển sang khàn khàn, mệt mỏi triền miên, đổ mồ hôi đêm thì bạn nên sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ. Bằng nghiệp vụ của mình, họ sẽ sớm tìm ra căn nguyên vấn đề. Từ đó đưa ra tác động kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả quá trình điều trị.