Nuốt phải đinh bê tông thì thói quen ngậm trong miệng

Google News

(Kiến Thức) - Ngậm cái đinh vào miệng để tiện đóng đồ, anh M. không may nuốt phải cái đinh bê tông to đùng. 

Nuót phải dinh be tong thì thói quen ngạm trong miẹng
BS Lê Xuân Thắng thăm khám cho bệnh nhân Đinh Công M. 
Không ít người trong số chúng ta đã từng ngậm đinh vào miệng để tiện cho việc lấy chúng đóng theo ý mình. Nhưng không ai để ý rằng một hành động tưởng chừng như rất tiện lợi đó lại gây ra những hiểm họa khôn lường.
Anh Đinh Công M. (44 tuổi, phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội) làm nghề thợ điện, người thường có thói quen ngậm đinh vào miệng để đóng cho tiện. Không may trong một khoảnh khắc anh đã vô tình nuốt phải cái đinh đóng bê tông dài khoảng 2cm, đường kính khoảng 0,3cm.
Gần hết giờ làm việc buổi chiều ngày thứ 3 (14/4/2015), anh được đưa thẳng vào Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện 103 cấp cứu sau 1 tiếng xảy ra vụ việc, trong tình trạng vẫn tỉnh táo, tiếp xúc tốt, đau bụng âm ỉ, có lúc tức nhiều vùng thượng vị, bụng mềm hoàn toàn, trung tiện được. Trên phim X-quang bụng không thấy liềm hơi dưới cơ hoành, có dị vật kim loại 1 đầu nhọn, 1 đầu tù nằm ở vị trí ngang với đốt sống L3. 
Nuót phải dinh be tong thì thói quen ngạm trong miẹng-Hinh-2
Phim X-quang bụng của bệnh nhân M. có dị vật kim loại. 
Khám lâm sàng và trao đổi với các thầy có kinh nghiệm, chẩn đoán khả năng dị vật vẫn còn nằm trong dạ dày, các bác sĩ quyết định nội soi dạ dày cấp cứu gắp dị vật kim loại. Dưới sự chỉ đạo về kỹ thuật của các thầy trong khoa, kíp can thiệp nội soi cấp cứu do BS Lê Xuân Thắng cùng cộng sự đã tiến hành xử trí. Khi ống soi vào đến dạ dày, quan sát thấy rất nhiều các vết xước niêm mạc, rớm máu mới, khả năng do đầu sắc nhọn của đinh cọ sát vào thành dạ dày trong quá trình co bóp. Quan sát kỹ trong đám dịch nhày bám ở vùng thân vị, phát hiện dị vật nằm lẫn trong đó. 
Tiên lượng đây là một ca khó, nếu không tìm thấy và lấy được ra thì nguy cơ thủng dạ dày hoặc ruột là rất dễ xảy ra. Tìm thấy rồi, gắp được ra cũng rất khó vì bản thân đinh tròn, nhẵn rất trơn do được phủ dầu mỡ, cũng có khi bám vào dịch nhày dạ dày. Do đó, kíp kỹ thuật đã quyết định dùng snare (thòng lọng) để bắt và rút ra ngoài. 
Kíp kỹ thuật đã rất cố gắng xoay, chỉnh hướng, cuối cùng cũng luồn được snare vào đầu mũ của đinh và khóa chặt, đồng thời từ từ rút ra ngoài theo ống soi. Mọi người đều rất phấn khởi khi thấy tận mắt chiếc đinh nhọn được lấy ra từ dạ dày người bệnh. Đây là sự thành công chung của cả kíp kỹ thuật cũng như tập thể Khoa Nội Tiêu hóa luôn hết lòng phục vụ và vì sự an toàn, tính mạng người bệnh. Mang lại niềm tin tưởng và quý mến từ những người thầy thuốc mặc áo lính. 
BS Lê Xuân Thắng (Bộ môn Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện 103)

>> xem thêm

Bình luận(0)