Nọc rắn quý hơn vàng gấp ...100 lần

Google News

(Kiến Thức) - Thịt rắn mát, vị ngọt mặn, tính ôn, vào kinh can nên vừa là món ăn bổ dưỡng, vừa là vị thuốc chữa bệnh. Không chỉ có thịt rắn mà các bộ phận khác của rắn cũng được dùng để chữa bệnh.

Thịt rắn mát, vị ngọt mặn, tính ôn, vào kinh can, là món ăn bổ dưỡng.

Rắn dùng làm thuốc gồm nhiều loài, cả rắn cạn và rắn nước đều tốt. Ngoài thịt rắn thì nhiều bộ phận của rắn có giá trị dinh dưỡng và làm thuốc trị bệnh trong y học cổ truyền. Thịt rắn mát, vị ngọt mặn, tính ôn, vào kinh can, là món ăn bổ dưỡng, thuốc chữa bệnh thần kinh, đau nhức, tê liệt, bán thân bất toại, cắt cơn co giật, bị cảm trợn mắt méo miệng. Ngày uống 4 - 12g, dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay rượu thuốc. Riêng những người huyết hư sinh phong (ăn vào bị nổi ngứa, dị ứng) thì không được dùng.  

Trị bệnh đau lưng cột sống thì sau khi đập rắn chết, chôn 3 tháng rồi lấy xương sống rửa sạch, sấy hoặc sao vàng cho vào túi vải, ngâm rượu. Uống ngày 10 -  30ml.

Xác rắn (xác con rắn bỏ lại khi nó lột da) tính bình, vị ngọt, mặn, vào kinh can. Có tác dụng khử phong, sát trùng, tan mộng. Dùng chữa sát trùng, trị đau cổ họng, lở ghẻ. Ngày dùng 6 - 12g, dưới dạng thuốc sắc hay đốt cháy mà dùng. Da rắn nhúng vào rượu rửa sạch, phơi sấy khô, tán bột dùng. Da rắn dùng để trị bệnh ghẻ lở ngoài da và thối tai. Mật rắn, thường dùng phối hợp với những vị thuốc khác để chữa ho, đau lưng, nhức đầu khó chữa. Có thể ngâm mật rắn với rượu để uống nhưng chỉ nên dùng liều thấp vì trong sách cổ ghi là mật rắn có độc, dùng với liều thấp. 

Mặc dù có nhiều người ăn thịt rắn vào bị ngứa, nổi phong nhưng lấy mỡ rắn (mỡ rắn rán lấy nước cất vào chai lọ dùng lâu ngày) bôi vào lại trị được bệnh. Bệnh ghẻ chốc đầu cũng dùng mỡ rắn chữa bệnh. Đặc biệt, nọc rắn độc còn quý hơn vàng gấp 100 lần vì nọc rắn dùng giảm đau trong bệnh hủi, ung thư, viêm thần kinh, thấp khớp, viêm cơ dưới dạng thuốc tiêm, thuốc xoa bóp. Nọc rắn có tác dụng ức chế sự phát triển của một số loại tế bào ung thư, hạ huyết áp trong bệnh cao huyết áp nhưng chỉ cần 0,3g nọc rắn hổ sẽ giết chết một con trâu nặng hơn 2 tạ. Nọc độc rắn có nguồn gốc từ protein, có cấu trúc đặc biệt với những poli- peptit và enzym, có hoạt tính sinh học rất mạnh, có thể phá hoại tế bào thần kinh, phá hủy tế bào máu, làm đông máu và tắc các mao mạch hoặc làm xuất huyết nội tạng với một lượng rất nhỏ...

TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU


Lương y Nguyễn Đức Nghĩa (Hội Dược liệu TPHCM)

Bình luận(0)