Người dân Mali hoang mang tột độ trước dịch Ebola

Google News

(Kiến Thức) - Sự lo lắng của người dân dấy lên trước trường hợp một y tá chỉ được khẳng định dương tính với Ebola sau khi chết.

Ngay sau đó, các nhân viên y tế tiếp tục đưa ra chẩn đoán nhầm về trường hợp nhiễm Ebola. Một người đàn ông 70 tuổi đến từ Guinea bất ngờ tử vong, ban đầu, bác sĩ cho rằng cái chết bắt nguồn từ chứng suy thận. Tuy nhiên, người bạn từng tiếp xúc với đối tượng này cũng nhanh chóng lìa đời.
 Người dân cảm thấy bất an khi chính phủ phản ứng quá chậm chạp trước dịch Ebola.
Phải mất một thời gian người ta mới xác nhận được nguyên nhân cái chết không bắt nguồn từ bệnh thận. Thực tế, người đàn ông 70 tuổi trên nhiễm Ebola. Ba người từng đưa ông đến bệnh viện đang được chăm sóc tại trung tâm điều trị Ebola ở Guinea.
Sau ba tuần cái chết diễn ra, thứ sáu vừa qua nhân viên y tế mới tiến hành khử trùng tại nhà thờ - nơi người đàn ông nọ được tổ chức tang lễ. Điều này khiến người dân không khỏi lo lắng bởi sự phản ứng chậm chạp từ chính phủ.
Với vẻ mặt đầy lo lắng, Koumou Keita – một người dân Mali chia sẻ: “Đến nay, chính xác là 18 ngày trôi qua kể từ khi người đàn ông Guinea nhiễm Ebola và trút hơi thở cuối cùng. Mọi hành động của chính phủ dường như là quá muộn”.
Suốt gần năm nay, Mali may mắn thoát khỏi sự càn quét của Ebola dù có đường biên giới ngay cạnh Guinea – nơi dịch bệnh bùng phát. Hiện Ebola cướp đi sinh mạng của hơn 5.000 người dân Tây Phi.
Trong khi đó, tại Mali mới ghi nhận tổng cộng 3 trường hợp tử vong do Ebola. Dù vậy, người dân nước này luôn sống trong nỗi thấp thỏm bệnh có thể từ nước láng giềng tràn sang.
“Tôi cảm thấy không an tâm khi suy nghĩ dường như chính phủ chưa quyết tâm hành động để chặn đứng sự tấn công của Ebola”, Ibrahim Traore – nhân viên siêu thị chia sẻ.
Hiện các cán bộ y tế đang nỗ lực tìm kiếm, theo dõi người thân trong gia đình, các đối tượng khâm liệm, tham dự tang lễ bệnh nhân.
“Liệu Ebola có khả năng tấn công Maili hay không phụ thuộc vào hiệu quả quá trình giám sát những người nghi có khả năng nhiễm bệnh. Nếu công tác theo dõi, kiểm tra được thực hiện nghiêm túc, chính xác và kịp thời, Ebola có khả năng bị khống chế. Bằng không, tình hình dịch bệnh sẽ vô cùng phức tạp”, Ibrahima – Soce Fall, đại diện của WHO tại Mali đánh giá.
Thời gian trước đây, Mali từng trải qua cuộc nổi dậy của phiến quân ly khai nhằm mục đích lật đổ nhà lãnh đạo lâu năm. Việc bùng phát Ebola sẽ là cú đánh mạnh vào nước nước này.
Ebola có khả năng dẫn đến nhiều trường hợp tử vong tại Mali. Người dân nơi đây sinh hoạt có tính tập thể. Chẳng hạn, họ thường tham gia giao thông bằng xe buýt; những thành viên trong gia đình có thể dùng chung đĩa để ăn cơm, ly tách để uống nước.
Hải Yến (theo AP)

Bình luận(3)

Minh Hiền

Kim

Chính phủ chán thật, ngăn chặn muộn thế thì bảo sao dịch nó bùng phát. Ở Việt Nam còn lo huống chị là tại vùng dịch

Minh Hiền

Ngân

vẫn chưa hết sao...cái bệnh này còn dai dẳng đến khi nào???

Minh Hiền

Linh

Ebola quá dai dẳng, đến khi nào nó mới chịu dừng lại đây