Đau thắt lưng là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới, theo một nghiên cứu được công bố hồi đầu năm nay. Nhiều người đau lưng không xác định được nguyên nhân. Nếu bạn thuộc trường hợp này, hãy kiểm tra xem mình có thuộc những điều sau hay không. 1. Cấu tạo xương chậu. Một trong những nguyên nhân chính gây đau lưng là khung xương chậu không thẳng. Khung xương chậu bao gồm 3 xương có thể linh hoạt theo từng cơ bắp. Ở một số người, xương chậu bên trái bị lệch về bên phải kéo theo các cơ bên dưới lưng bị cứng lại và gây đau lưng khi hoạt động mạnh. 2. Cơ bắp yếu. Các cơ cắp có nghĩa vụ hợp tác cùng nhau để nâng đỡ các vật nặng. Nhưng nhiều người có cơ bụng yếu khiến cho lưng dưới phải làm thay việc này. Điều này gây ra mệt mỏi và đau phần dưới lưng và cuối cùng có thể dẫn đến chấn thương. Để khắc phục điều này, bạn có thể tập những bài thể dục làm cho cơ bắp dẻo dai, chắc khỏe để có thể nâng được những vật nặng hơn. 3. phình động mạch chủ. Là bệnh phình to một đoạn mạch trong động mạch chủ. Chứng phình động mạch có thể mở rộng nhanh chóng và đẩy vào các cấu trúc xung quanh gây đau lan rộng đến các vùng lưng, bụng, bẹn và đùi. Tình trạng đau này thường diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần, nhưng nó cũng có thể đột ngột cảm thấy đau. Những người có bệnh mạch máu ngoại biên và hút thuốc nhiều đặc biệt nguy hiểm với căn bệnh này. 4. Nhiễm khuẩn ở các đĩa đệm của cột sống. Thường mọi người hay nghe đến bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống, còn nhiễm trùng đĩa đệm ít khi biết đến. Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa 2 đốt sống và đĩa đệm có hình thấu kính hai mặt lồi, cấu tạo bởi vòng chu vi với nhiều vòng sợi đồng tâm, co giãn được và phần giữa là nhân keo đàn hồi. Nếu đĩa đệm nhiễm khuẩn sẽ làm cho các đốt sống va chạm nhiều và giảm hẳn chức năng đàn hồi khiến hoạt động của bạn khó nhọc và gây đau. Trong trường hợp này, người đau lưng không nên dùng bất cứ một loại kháng sinh giảm đau nào. Hãy gặp gỡ bác sỹ chuyên khoa để được điều trị tốt nhất. 5. Lặp đi lặp lại một tư thế làm việc. Rất may mắn là tật xấu này có thể thay đổi được. Nếu bạn chỉ duy trì một tư thế ngồi quá lâu, thậm chí một tư thế quét nhà, dọn dẹp thì hãy thay đổi để làm cho các cơ bắp linh hoạt hơn. Hãy nghỉ ngơi và thay đổi tư thế 30 phút một lần nhất là vào thời tiết lạnh. Nếu bạn ngồi cả ngày sẽ gây áp lực đến hơn 50% lên xương cột sống so với khi bạn đứng. Tư thế ngồi chuẩn là chân và thân tạo góc 130 độ để đỡ tạo lực đè lên cột sống, đầu thẳng, hướng về phía trước khi ngồi máy tính, thỉnh thoảng hãy đứng lên vận động, đi lại, thư giãn thường xuyên sẽ tốt hơn cho lưng.
Đau thắt lưng là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu trên toàn thế giới, theo một nghiên cứu được công bố hồi đầu năm nay. Nhiều người đau lưng không xác định được nguyên nhân. Nếu bạn thuộc trường hợp này, hãy kiểm tra xem mình có thuộc những điều sau hay không.
1. Cấu tạo xương chậu. Một trong những nguyên nhân chính gây đau lưng là khung xương chậu không thẳng. Khung xương chậu bao gồm 3 xương có thể linh hoạt theo từng cơ bắp. Ở một số người, xương chậu bên trái bị lệch về bên phải kéo theo các cơ bên dưới lưng bị cứng lại và gây đau lưng khi hoạt động mạnh.
2. Cơ bắp yếu. Các cơ cắp có nghĩa vụ hợp tác cùng nhau để nâng đỡ các vật nặng. Nhưng nhiều người có cơ bụng yếu khiến cho lưng dưới phải làm thay việc này. Điều này gây ra mệt mỏi và đau phần dưới lưng và cuối cùng có thể dẫn đến chấn thương.
Để khắc phục điều này, bạn có thể tập những bài thể dục làm cho cơ bắp dẻo dai, chắc khỏe để có thể nâng được những vật nặng hơn.
3. phình động mạch chủ. Là bệnh phình to một đoạn mạch trong động mạch chủ. Chứng phình động mạch có thể mở rộng nhanh chóng và đẩy vào các cấu trúc xung quanh gây đau lan rộng đến các vùng lưng, bụng, bẹn và đùi.
Tình trạng đau này thường diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần, nhưng nó cũng có thể đột ngột cảm thấy đau. Những người có bệnh mạch máu ngoại biên và hút thuốc nhiều đặc biệt nguy hiểm với căn bệnh này.
4. Nhiễm khuẩn ở các đĩa đệm của cột sống. Thường mọi người hay nghe đến bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống, còn nhiễm trùng đĩa đệm ít khi biết đến. Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa 2 đốt sống và đĩa đệm có hình thấu kính hai mặt lồi, cấu tạo bởi vòng chu vi với nhiều vòng sợi đồng tâm, co giãn được và phần giữa là nhân keo đàn hồi.
Nếu đĩa đệm nhiễm khuẩn sẽ làm cho các đốt sống va chạm nhiều và giảm hẳn chức năng đàn hồi khiến hoạt động của bạn khó nhọc và gây đau. Trong trường hợp này, người đau lưng không nên dùng bất cứ một loại kháng sinh giảm đau nào. Hãy gặp gỡ bác sỹ chuyên khoa để được điều trị tốt nhất.
5. Lặp đi lặp lại một tư thế làm việc. Rất may mắn là tật xấu này có thể thay đổi được. Nếu bạn chỉ duy trì một tư thế ngồi quá lâu, thậm chí một tư thế quét nhà, dọn dẹp thì hãy thay đổi để làm cho các cơ bắp linh hoạt hơn. Hãy nghỉ ngơi và thay đổi tư thế 30 phút một lần nhất là vào thời tiết lạnh.
Nếu bạn ngồi cả ngày sẽ gây áp lực đến hơn 50% lên xương cột sống so với khi bạn đứng. Tư thế ngồi chuẩn là chân và thân tạo góc 130 độ để đỡ tạo lực đè lên cột sống, đầu thẳng, hướng về phía trước khi ngồi máy tính, thỉnh thoảng hãy đứng lên vận động, đi lại, thư giãn thường xuyên sẽ tốt hơn cho lưng.