Ngày nay có nhiều người tự ý dùng thuốc tây hoặc chữa bệnh bằng thuốc nam tại nhà mà ít ai ngờ rằng nếu không đúng cách, không có sự hướng dẫn từ bác sỹ hay người có chuyên môn thì điều đó tiềm ẩn nguy cơ gây hại khôn lường cho cơ thể, thậm chí là mất mạng!
|
Nữ bệnh nhân đắp thuốc Nam, bị hoại tử vú. |
Đắp thuốc Nam, nữ bệnh nhân bị hoại tử vú
Vào 17-2, bệnh nhân TTT (50 tuổi, Cà Mau) đến BV quốc tế Minh Anh (quận Bình Tân, TP.HCM) trong tình trạng vú trái đau nhức, bốc mùi hôi thối vì hoại tử và đang chảy máu.
Theo bệnh nhân T. cho biết cách đây hai năm trên vú xuất hiện một cục u nhỏ. Bệnh nhân ở nhà uống thuốc Nam và sau đó là đắp thuốc Nam. Tuy nhiên khối u ngày càng phình to và hoại tử hôi thối. Chịu hết nổi, bệnh nhân T. tìm đến bệnh viện. Bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán theo dõi ung thư bướu vú trái hoại tử. Tuy nhiên, do tình trạng nặng tiến triển nên hôm nay (18-2), các bác sĩ tiến hành đoạn vú và các cơ xung quanh vú do bị khối u ăn lây lan.
Sau 2,5 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy trọn khối u, đồng thời nạo hạch. Khối u cắt ra với kích thước trên 10x10 cm, cân nặng trên 5 kg. Sau mổ sức khỏe bệnh nhân ổn định, tính táo.
Nhiễm trùng nặng vì đắp thuốc Nam sau khi bị rắn cắn
|
Nhiễm trùng nặng vì đắp thuốc Nam sau khi bị rắn cắn. |
Trước đó, ngày 3/12, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai cũng cho biết, hiện bệnh viện đang điều trị và theo dõi bệnh nhân Phạm Hồng Thái (34 tuổi, ngụ xã Phú Xuân, huyện Tân Phú, Đồng Nai) bị ngộ độc.
Khi đó, chiều 1/12, bệnh viện tiếp nhận anh Thái trong tình trạng toàn bộ cánh tay trái và ngực trái phù to, sưng tấy, tím tái, toàn thân mệt mỏi, đau nhức, các vết thương hở xuất huyết do tình trạng rối loạn đông máu. Sau khi chuẩn đoán, các bác sĩ đã tiến hành truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục liên tục cho bệnh nhân.
Anh Thái cho biết, khoảng 17h ngày 30/11, trong lúc làm vườn, anh bị một con rắn lục khá lớn cắn vào một ngón tay. Lúc này, người nhà liền đưa anh đến một thầy lang gần đó để bó thuốc Nam. Ngoài ra, thầy lang này còn dùng kim chích lên bàn tay để nặn máu độc ra ngoài.
Nhưng, đến ngày hôm sau, vết thương của anh trở nặng hơn nên người nhà đưa anh vào Bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán (huyện Định Quán) để khám và được chuyển viện lên tuyến trên đặc trị.
Theo bác sĩ Võ Thanh Tâm, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai, cho biết, khi đến bệnh viện, tình trạng của anh Thái bị ngộ độc rất nặng, đặc biệt là các vết kim đâm để nặn máu độc dễ gây nhiễm trùng, nếu đưa đến trễ hơn sẽ rất nguy hiểm.
Khi đó, các bác sĩ đã phải truyền gần 30 lọ huyết thanh cho bệnh nhân. Đến nay, cánh tay, ngực và vai trái của anh Thái đã bớt sưng, các vết thâm tím dần biến mất, tuy nhiên vẫn phải theo dõi và điều trị tích cực.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho tính mạng sức khỏe của bản thân cũng như gia đình, các bạn hãy hết sức cẩn trọng trong hỗ trọ cũng như điều trị bệnh, cần có sự tư vấn, hướng dẫn cũng như tham khảo ý kiến của các bác sỹ người có chuyên môn về điều trị căn bệnh mà bản thân hay người nhà mắc phải để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra!