Hiện nay, nước ta có một số giống gà quý như gà Đông Tảo, gà Mía, gà đồi Yên Thế... có giá cao ngất trời, thậm chí có giống gà có giá đến cả chục triệu đồng/con. Không những thế, những con lai đời F2, F3 cũng có giá cao gấp nhiều lần gà ta, gà công nghiệp. Nhưng liệu về giá trị dinh dưỡng gà quý có tốt hơn gà thông thường, tại sao gà quý lại có giá trên trời...? Theo ThS Hoàng Văn Lộc, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương, Viện Chăn nuôi, đúng là hiện nay các giống gà quý như gà Mía, gà đồi Yên Thế, gà Đông Tảo... được nhiều người ưa chuộng và thường có giá thành cao hơn gà ta, gà công nghiệp rất nhiều. Lý do xuất phát từ chính thói quen về mặt khẩu vị của người dân Việt Nam. Ở nước ngoài, người ta thích ăn thịt mềm, trong khi đó từ lâu ở nước ta, chúng ta luôn cho rằng thịt gà phải dai, chắc thịt mới là ngon. Mà muốn dai, chắc thịt thì thời gian phải nuôi phải lâu, càng lâu càng tốt, càng nuôi lâu thì lượng nước trong thịt càng giảm. Khi tỷ lệ nước ít, thịt sẽ khô, săn chắc hơn. Đây chính là lý do thịt gà Đông Tảo, gà đồi Yên Thế ăn chắc, dai hơn so với các loại gà khác. Một lý do nữa là vì các giống gà quý thường là gà được nuôi trong điều kiện chăn thả tự nhiên, thức ăn tự nhiên và thời gian nuôi lâu. Gà được vận động nhiều nên cơ chắc hơn. Cùng với đó là thời gian nuôi lâu, ví dụ như gà Đông Tảo giống thuần có thể nuôi đến cả năm, gà giống lai hay gà đồi Yên Thế thường nuôi 3-6 tháng, trong khi các giống gà thông thường chỉ nuôi 2 tháng 10 ngày, gà công nghiệp chỉ nuôi 42 ngày tuổi. Đã thế lại bị nhốt một chỗ, không được vận động nhiều, ăn thức ăn công nghiệp nên nhanh lớn hơn. Do đó, ăn gà quý chúng ta luôn cảm thấy dai, chắc hơn.
Mặc dù thừa nhận gà Đông Tảo, gà Mía, gà đồi Yên Thế... ăn ngon, chắc hơn so với các loại gà khác, tuy nhiên, ThS Hoàng Văn Lộc cũng cho rằng, về mặt dinh dưỡng không có sự khác biệt giữa gà quý với gà thông thường.
"Ngon ở đây là ngon về mặt khẩu vị, còn về dinh dưỡng, các nghiên cứu đã chứng minh về thành phần dinh dưỡng và độ đạm ở thịt gà quý, hay gà ta và gà công nghiệp là tương đương như nhau. Quan niệm của nhiều người cho rằng, ăn gà quý bổ hơn, có nhiều chất hơn là rất sai lầm", ThS Hoàng Văn Lộc nhấn mạnh, "Nếu người dân lựa chọn gà quý theo khía cạnh khẩu vị thì là chuyện khác. Tuy nhiên, nếu lựa chọn về mặt dinh dưỡng thì không nhất thiết cứ phải chọn gà quý bởi không có gì đặc biệt hơn so với gà thông thường trong khi giá thành lại gấp rất, rất nhiều lần.". Ngoài ra, ThS Hoàng Văn Lộc cũng cho biết, nhiều người dân hiện nay có những quan niệm rất sai lầm về thịt gà. Ngoài việc nhầm tưởng gà quý có chất lượng dinh dưỡng cao hơn các loại khác, nhiều người thậm chí còn nhầm lẫn giữa màu sắc của thịt gà. Nhiều người cho rằng, gà có thịt màu đỏ, hoặc màu nâu sậm mới là thịt ngon, còn thịt trắng thì ít chất dinh dưỡng, chính điều này khiến cho ở nhiều gia đình, miếng thịt đỏ, thịt nâu thì coi là miếng ngon, còn miếng thịt trắng thì bị thờ ơ. Trong khi đó, các nghiên cứu đã chỉ ra thực tế, thịt đỏ (thường là thịt ở vùng đùi, cổ) do có nhiều vận động nên thịt chắc và dai hơn, ăn đúng là ngon hơn. Tuy nhiên, thịt trắng (thịt lườn, ức) vốn bị chê vì ăn bở, lại là thịt có nhiều chất dinh dưỡng nhất bởi đây mới là chỗ có độ đạm và giá trị dinh dưỡng lại cao hơn thịt đỏ. Chính vì điều này, ở các nước tiên tiến, người ta ăn thịt lườn, ức chứ không ăn thịt đùi, cổ vì chúng ít dinh dưỡng và ăn lại còn bị dai.
Hiện nay, nước ta có một số giống gà quý như gà Đông Tảo, gà Mía, gà đồi Yên Thế... có giá cao ngất trời, thậm chí có giống gà có giá đến cả chục triệu đồng/con. Không những thế, những con lai đời F2, F3 cũng có giá cao gấp nhiều lần gà ta, gà công nghiệp. Nhưng liệu về giá trị dinh dưỡng gà quý có tốt hơn gà thông thường, tại sao gà quý lại có giá trên trời...?
Theo ThS Hoàng Văn Lộc, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương, Viện Chăn nuôi, đúng là hiện nay các giống gà quý như gà Mía, gà đồi Yên Thế, gà Đông Tảo... được nhiều người ưa chuộng và thường có giá thành cao hơn gà ta, gà công nghiệp rất nhiều. Lý do xuất phát từ chính thói quen về mặt khẩu vị của người dân Việt Nam.
Ở nước ngoài, người ta thích ăn thịt mềm, trong khi đó từ lâu ở nước ta, chúng ta luôn cho rằng thịt gà phải dai, chắc thịt mới là ngon. Mà muốn dai, chắc thịt thì thời gian phải nuôi phải lâu, càng lâu càng tốt, càng nuôi lâu thì lượng nước trong thịt càng giảm. Khi tỷ lệ nước ít, thịt sẽ khô, săn chắc hơn. Đây chính là lý do thịt gà Đông Tảo, gà đồi Yên Thế ăn chắc, dai hơn so với các loại gà khác.
Một lý do nữa là vì các giống gà quý thường là gà được nuôi trong điều kiện chăn thả tự nhiên, thức ăn tự nhiên và thời gian nuôi lâu. Gà được vận động nhiều nên cơ chắc hơn. Cùng với đó là thời gian nuôi lâu, ví dụ như gà Đông Tảo giống thuần có thể nuôi đến cả năm, gà giống lai hay gà đồi Yên Thế thường nuôi 3-6 tháng, trong khi các giống gà thông thường chỉ nuôi 2 tháng 10 ngày, gà công nghiệp chỉ nuôi 42 ngày tuổi. Đã thế lại bị nhốt một chỗ, không được vận động nhiều, ăn thức ăn công nghiệp nên nhanh lớn hơn. Do đó, ăn gà quý chúng ta luôn cảm thấy dai, chắc hơn.
Mặc dù thừa nhận gà Đông Tảo, gà Mía, gà đồi Yên Thế... ăn ngon, chắc hơn so với các loại gà khác, tuy nhiên, ThS Hoàng Văn Lộc cũng cho rằng, về mặt dinh dưỡng không có sự khác biệt giữa gà quý với gà thông thường.
"Ngon ở đây là ngon về mặt khẩu vị, còn về dinh dưỡng, các nghiên cứu đã chứng minh về thành phần dinh dưỡng và độ đạm ở thịt gà quý, hay gà ta và gà công nghiệp là tương đương như nhau. Quan niệm của nhiều người cho rằng, ăn gà quý bổ hơn, có nhiều chất hơn là rất sai lầm", ThS Hoàng Văn Lộc nhấn mạnh, "Nếu người dân lựa chọn gà quý theo khía cạnh khẩu vị thì là chuyện khác. Tuy nhiên, nếu lựa chọn về mặt dinh dưỡng thì không nhất thiết cứ phải chọn gà quý bởi không có gì đặc biệt hơn so với gà thông thường trong khi giá thành lại gấp rất, rất nhiều lần.".
Ngoài ra, ThS Hoàng Văn Lộc cũng cho biết, nhiều người dân hiện nay có những quan niệm rất sai lầm về thịt gà. Ngoài việc nhầm tưởng gà quý có chất lượng dinh dưỡng cao hơn các loại khác, nhiều người thậm chí còn nhầm lẫn giữa màu sắc của thịt gà. Nhiều người cho rằng, gà có thịt màu đỏ, hoặc màu nâu sậm mới là thịt ngon, còn thịt trắng thì ít chất dinh dưỡng, chính điều này khiến cho ở nhiều gia đình, miếng thịt đỏ, thịt nâu thì coi là miếng ngon, còn miếng thịt trắng thì bị thờ ơ.
Trong khi đó, các nghiên cứu đã chỉ ra thực tế, thịt đỏ (thường là thịt ở vùng đùi, cổ) do có nhiều vận động nên thịt chắc và dai hơn, ăn đúng là ngon hơn. Tuy nhiên, thịt trắng (thịt lườn, ức) vốn bị chê vì ăn bở, lại là thịt có nhiều chất dinh dưỡng nhất bởi đây mới là chỗ có độ đạm và giá trị dinh dưỡng lại cao hơn thịt đỏ. Chính vì điều này, ở các nước tiên tiến, người ta ăn thịt lườn, ức chứ không ăn thịt đùi, cổ vì chúng ít dinh dưỡng và ăn lại còn bị dai.