Cô giáo 36 tuổi bị tiểu đường dù không ăn đồ ngọt: Nguyên nhân từ đâu?

Google News

Ngoài đồ ngọt, có rất nhiều thực phẩm khác cũng làm đường huyết tăng cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu ăn quá nhiều.

Cô giáo mắc bệnh tiểu đường dù không ăn đồ ngọt

Cô Lương, 36 tuổi là một giáo viên tiểu học ở Trung Quốc. Cuối năm 2020, cô bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi, kiệt sức, tim đập nhanh, hay đau bụng. Thời điểm đó, cô bận ôn thi cho học sinh nên không đến bệnh viện khám.

Cách đây vài tháng, cô đột nhiên ngất xỉu trong khi đang giảng bài. Cô Lương được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ đã tiếm hành một số xét nghiệm và phát hiện chỉ số đường huyết của cô là 21,8 mmol/L (dù chưa ăn gì). Trong khi đó, chỉ số đường huyết lúc đói của người bình thường chỉ là 3,9 - 6,1 mmol/L.

Bác sĩ chẩn đoán cô Lương mắc bệnh tiểu đường nặng. Sau một thời gian điều trị, cô rơi vào tình trạng nguy kịch, hôn mê và không thể qua khỏi.

Khi biết vợ ra đi mãi mãi vì căn bệnh tiểu đường, chồng cô Lương than khóc: "Vợ tôi không bao giờ ăn đồ ngọt, làm sao cô ấy có thể bị tiểu đường".

Bác sĩ đã tìm hiểu về thói quen ăn uống, sinh hoạt của cô Lương và phát hiện ra một số thực phẩm yêu thích của cô giáo trẻ chính là thủ phạm gây bệnh.

Co giao 36 tuoi bi tieu duong du khong an do ngot: Nguyen nhan tu dau?
 

8 thực phẩm không ngọt nhưng làm đường huyết tăng cao, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:

Cơm trắng

Nhiều người cho rằng chỉ có đồ ngọt mới làm lượng đường trong máu tăng, gây ra bệnh tiểu đường. Cơm trắng không ngọt sao lại liên quan đến căn bệnh này. Tuy nhiên, cơm trắng chứa nhiều tinh bột. Khi được nạp vào cơ thể, tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường. Đây là lý do vì sao sau khi ăn cơm trắng, lượng đường trong máu thường tăng cao.

Người bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều cơm trắng, thay vào đó hãy bổ sung thêm rau củ quả.

Bánh mì trắng

Bánh mì trắng được làm từ ngũ cốc tinh chế. Tiêu thụ quá nhiều và quá thường xuyên sẽ làm chỉ số đường huyết tăng cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Để phòng ngừa bệnh tiểu đường, bạn nên giảm lượng ngũ cốc tinh chế trong khẩu phần ăn, thay vào đó là các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Khoai tây chiên

Khoai tây chiên và các món chiên rán khác đều chứa nhiều carb cùng chất béo. Hai chất này không hề tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Nếu ăn nhiều khoai tây chiên, lượng đường trong máu sẽ tăng nhanh và giữ nguyên ở mức cao trong thời gian dài vì chất béo cần một khoảng thời gian mới có thể tiêu hóa được.

Súp bán sẵn đóng hộp

Loại đồ ăn này vô cùng tiện lợi, vừa có hương vị thơm ngon lại giúp bạn không phải nấu nướng, tiết kiệm được nhiều thời gian. Tuy nhiên, các món súp được bán ngoài thị trường có thể đường bổ sung quá nhiều đường, muối... để làm tăng hương vị. Việc tiêu thụ nhiều những loại gia vị này sẽ khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Sốt cà chua

Để có được hương vị kích thích vị giác, các nhà sản xuất thường phải bỏ thêm đường vào trong sốt cà chua. Một muỗng sốt cà chua có thể chứa một thìa cà phê đường. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này để tránh làm tăng đường huyết.

Nước ép hoa quả

Nước ép hoa quả chứa một số vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể. Ai cũng cho rằng đây là loại đồ uống lành mạnh. Tuy nhiên, nước ép hoa quả có hàm lượng đường rất cao nhưng lại ít chất xơ.

Để có được một cốc nước ép hoa quả, bạn cần phải sử dụng rất nhiều trái cây tươi. Vì vậy, nếu uống nước ép, bạn sẽ nạp nhiều đường hơn so với khi ăn trực tiếp.

Sốt BBQ

Sốt BBQ là loại gia vị được nhiều người yêu thích, chúng làm cho các món nướng trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, chỉ 2 muỗng số BBQ đã chứa đến 14 gram đường.

Theo Thanh Huyền/Khoevadep

>> xem thêm

Bình luận(0)