|
Thay đổi chế độ ăn là bước có tính chất quyết định trong điều trị rối loạn lipit. |
Đối với người bình thường, chỉ số cholesterol trong máu < 5,2mmol/l (< 200mg/dl); Triglycerid 2,3mmol/l (200mg/dl). Nếu vượt quá từng giới hạn này sẽ dẫn đến rối loạn lipit máu và vượt qua cả hai thì mắc phải chứng rối loạn lipit máu thể hỗn hợp. Nếu
cholesterol tăng trong máu là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, dẫn tới hẹp các mạch máu cung cấp cho tim và nuôi cơ thể thì khi bị rối loạn máu thể hỗn hợp nguy cơ này tăng cao hơn gấp nhiều lần. Nó cũng thúc đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, gây ra các tổn thương tim nghiêm trọng.
Thừa cân (béo phì) do uống nhiều rượu và ăn quá nhiều thức ăn có chứa chất béo sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu. Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành, đột quỵ do làm tăng lượng triglycerid trong máu và làm tăng huyết áp.
Thay đổi chế độ ăn là bước có tính chất quyết định trong điều trị rối loạn lipit nói chung và thể hỗn hợp nói riêng. Mục tiêu chung là ăn giảm axit béo, đơn giản là ăn giảm chất béo bão hòa chủ yếu có nguồn gốc động vật, ăn nhiều các chất béo có nguồn gốc từ thực vật. Ngoại trừ dầu dừa, dầu cọ và thịt các loại giáp xác như tôm, cua, có chứa nhiều chất béo bão hòa. Ăn nhiều chất xơ, nhiều rau tươi, nhiều cá, ít thịt và muối. Bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp kèm theo, đặc biệt đối với người lớn tuổi cần ăn chế độ giảm muối.
Giảm cân sẽ làm giảm được sự rối loạn lipit máu ở bệnh nhân thừa cân và có lợi đối với các bệnh đi kèm như đái tháo đường, tăng huyết áp... Đối với những người béo phì nên bắt đầu giảm dần dần lượng calo hằng ngày, thường hạn chế ở mức 500 calo/ngày. Việc điều chỉnh chế độ ăn như vậy cần ít nhất là 6 tháng. Cứ 6 - 8 tuần nên kiểm tra lại lượng cholesterol máu. Chế độ ăn phải được duy trì lâu dài cho dù có dùng thuốc hay không dùng.