Tết dễ tái phát viêm loét dạ dày
Trước Tết, nhiều cơ quan tổ chức ăn tất niên 2-3 tăng: Ăn nhậu, karaoke. Với cánh mày râu là doanh nghiệp, cuối năm là dịp mời đối tác đi ăn rồi tặng quà…
Những bữa nhậu càng kéo dài lâu, thì chất kết dính trong công việc càng bền chặt. Vì vậy, bàn nhậu như một thứ không thể thiếu vào những ngày cuối năm.
Rất nhiều quý ông đang bị cả 2 căn bệnh xơ gan và viêm loét dạ dày hành hạ do lạm dụng rượu bia và văn hóa “nhậu là phải say” của người Việt. Như trường hợp của anh T.L.T, Tổng giám đốc một công ty phần mềm có tiếng tại Hà Nội.
|
Cảnh báo nguy cơ xơ gan, chảy máu dạ dày dịp Tết. |
Anh T.L.T là người nổi tiếng trong giới phần mềm máy tính vì đã xây dựng được một thương hiệu phần mềm uy tín. Trước đây, công việc buộc anh phải thường xuyên đi tỉnh giao dịch, khó tránh khỏi việc sử dụng rượu bia. Mặc dù trước cuộc nhậu, anh đã làm bát cháo ‘đổ bê tông’ và nói lái xe mang theo viên thuốc giải rượu nhưng anh cũng không thoát bệnh xơ gan và xuất huyết dạ dày.
Không chỉ anh T. anh Nguyễn Hữu Hiệp, giám đốc một công ty chuyên sản xuất cơ khí trên đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội cũng bị vướng vào rượu. Mỗi lần đi công tác ở các tỉnh là anh lại ngập chìm trong các cuộc nhậu mà đôi khi rượu uống bằng bát, chứ không phải bằng cốc. Hậu quả sau những cuộc nhậu đó là anh Hiệp bị viêm loét dạ dày mạn tính và bệnh thường xuyên tái phát.
Theo các bác sỹ, một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày là do uống rượu và xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường gặp nhất của viêm loét dạ dày. Biểu hiện của biến chứng này là ói ra máu và đi cầu phân máu có thể máu đỏ, hoặc màu đen hôi thối.
Chảy máu tiêu hóa ồ ạt có nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu không cầm máu được bằng các phương pháp cầm máu thông thường.
Loét xảy ra khi dạ dày người bệnh sản sinh ra quá nhiều acid hoặc khi niêm mạc dạ dày đã sẵn bị tổn thương do một nguyên nhân khác. Sự căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần có thể làm nặng hơn một vết loét có sẵn.
Những người từng bị bệnh viêm loét dạ dày sẽ dễ bị tái phát trong dịp Tết do nhiều nguyên nhân: căng thẳng, thức khuya, lo toan chuẩn bị Tết, ăn uống không điều độ, không đúng giờ, ăn uống nhiều chất gây hại cho dạ dày (chua cay, rượu bia).
Triệu chứng viêm loét dạ dày thường gặp nhất là đau rát vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng, đầy bụng, đau xuyên ra sau lưng, đau lan sang phải.
Biến chứng của viêm loét dạ dày nặng có thể dẫn tới biến chứng xuất huyết tiêu hóa với các triệu chứng như nôn ra máu, chóng mặt, có máu trong phân, buồn nôn liên tục hoặc nôn mửa hay tái diễn; đau dữ dội, đột ngột ở thượng vị, dù đã uống thuốc chống loét nhưng vẫn không hết đau, có thể làm thủng dạ dày gây đau bụng rất dữ dội.
Ăn uống, sinh hoạt khoa học phòng viêm loét dạ dày
Hãy quan niệm mừng năm mới là những ngày chúng ta được nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả. Đừng bắt cơ thể chúng ta “phải, phải, phải” quá nhiều, không chỉ làm tái phát bệnh viêm loét dạ dày mà còn làm căng thẳng thần kinh, không có lợi cho cả hệ tim mạch và hệ thần kinh trung ương.
Quan trong nhất, cần nhớ rằng, bệnh viêm loét dạ dày là bệnh có thể bị tái phát và cơ chế gây bệnh liên quan đến chế độ ăn uống. Do đó, dù vui xuân, chúng ta vẫn nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tránh bị những cơn đau do bệnh viêm loét dạ dày tái phát hành hạ.
Ăn uống điều độ, đúng giờ và thành bữa để dạ dày có lúc nghỉ ngơi. Nên ăn ít các thức ăn xào, rán khó tiêu, nhiều gia vị, dưa, cà, hành muối, các quả chua, chuối tiêu.
Tránh các chất kích thích, hạn chế rượu, bia, thuốc lá, trà đặc, cà phê.
Tránh ăn những thức ăn có mảnh sắc, dai cứng như xương băm, sụn, tôm, cua, cá rán...
Tránh ăn quá nóng, quá lạnh, hay quá no vì ăn nóng quá làm niêm mạc dạ dày sung huyết, lạnh quá làm dạ dày co bóp mạnh hơn dễ gây đau, có khi chảy máu, quá no lại làm dạ dày căng to, co bóp yếu, ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn tiêu hoá thức ăn.
Sinh hoạt điều độ, không thức quá khuya, không vui chơi quá độ để ảnh hưởng đến sức khoẻ
Chú ý phòng chống lạnh tốt, mặc đủ ấm, ngủ ấm, không để cơ thể bị nhiễm lạnh.
Uống tinh nghệ bảo vệ dạ dày
Theo các chuyên gia, việc uống tinh nghệ Nano – Nano Curcumin hàng ngày có tác dụng bảo vệ dạ dày, phòng tránh viêm loét dạ dày tái phát, làm suy giảm sức khỏe, mất vui trong dịp tết
Trong y học cổ truyền, nghệ vàng là một trong số ít các thảo dược vừa có tác dụng giải độc gan lại hiệu quả với bệnh viêm loét dạ dày. Hoạt chất đem lại tác dụng của nghệ vàng là curcumin.
Thực tế rất nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh curcumin có tác dụng ức chế vi khuẩn HP, làm giảm tiết dịch vị, tăng tiết chất nhầy, phục hồi nhanh các tổn thương và giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày
Trên chuột cống gây loét dạ dày thực nghiệm, sử dụng curcumin với liều 20, 40 và 80 mg/kg, Tuorkey M. và Karolin K. (2009) nhận thấy curcumin đã là giảm đáng kể số lượng và chất lượng ổ loét, làm giảm tiết acid dịch vị và các yếu tố thúc đẩy quá trình viêm.
Trong một nghiên cứu lâm sàng giai đoạn II của các nhà khoa học Thái Lan tiến hành trên 45 bệnh nhân cho uống viên nang curcumin 300 mg, mỗi lần 2 viên, 5 lần trong 1 ngày. Kết quả cho thấy sau 4 tuần 48% không còn vết loét, sau 8 tuần là 72% và sau 12 tuần là 76%.
Tinh nghệ Nano – Nano Curcumin là thành tựu của các nhà khoa học thuộc Viện hàn lâm khoa học và công nghệ VN, được ứng dụng công nghệ nano để nâng tầm giá trị tinh chất nghệ, mang lại hiệu quả bảo vệ dạ dày vượt trội so với tinh nghệ thường
Với thành tựu này, các nhà khoa học của Viện HLKHVCN đã đưa VN trở thành nước thứ 10 trên thế giới sản xuất thành công Nano Curcumin với tên gọi Cumargold, chất lượng tương đương các chế phẩm của Mỹ, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tái phát trong dịp tết chỉ với liều 4 viên mỗi ngày.