1. Nấu quá nhừ. Cách này sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Không nên nấu quá lâu và đổ nước quá nhiều. Nếu đổ ít nước, bạn sẽ bảo toàn đượccác vitamin trong thức ăn. Cách tốt nhất là nhìn màu rau vẫn xanh đẹp mắt thì tắt bếp2. Dùng lò vi sóng sai cách. Lò vi sóng có thể nhanh chóng và dễ dàng nhưng nó dễ làm gây hại nếu bạn dùng ni lông, nhựa để quay.3. Thêm nước lạnh khi đang luộc thịt hoặc hầm xương. Nếu làm cách này, nhiệt độ của nước sẽ giảm đột ngột, protein và chất béo trong xương và thịt bị kết tủa làm thịt teo lại, vừa lâu chín lại mất đi mùi vị của nó.4. Chế biến món áp chảo với lửa nhỏ. Khác với các món rán, chiên, thịt áp chảo nên cho lửa lớn. Nếu lửa không đủ lớn, thịt sẽ chín từ bên trong ra ngoài, dẫn đến tình trạng thịt đã chín thấu, trở nên dai và khô mà lớp mặt ngoài của thịt vẫn chưa vàng; việc cố tình dùng lửa nhỏ để nấy cho thịt chín thật kỹ sẽ chỉ vừa mất công sức, vừa làm món thịt không còn ngon.Bạn có biết là nhiệt độ chín (nhiệt độ để diệt hết các vi khuẩn có hại sống bám trên thịt) của thịt bò chỉ là 62,80C? Có nghĩa là thịt đã chín dù vẫn còn đỏ bên trong thớ thịt.5. Cạo vỏ củ quả. Điều này ai cũng làm với cà rốt, khoai tây, dưa chuột. Nhưng nếu lột hết vỏ, một phần lớn các chất dinh dưỡng từ rau trong vỏ sẽ phí phạm. Chúng chứa hàm lượng cao các vitamin, khoáng chất và nguyên tố vi lượng, trong số đó có nhiều chất mà trong ruột không có. Nhiều loại vỏ rau củ có tác dụng rất lớn trong việc phòng chống ung thư và bệnh tim mạch như cà chua, nho, cà rốt…6. Nướng quá lâu. Tuy là một sự lựa chọn nhanh gọn cho các loại thực phẩm. Nhưng nếu để nhiệt độ cao, nó sẽ đốt cháy thực phẩm và thúc đẩy quá trình sản xuất ung thư.7. Tùy ý chọn dầu. Đừng chỉ nhìn loại dầu ăn nó tự xưng là thân thiện và trái tim khỏe mạnh. Bạn nên chọn loại dầu từ các hạt giống như đậu nành, hướng dương, dầu ngô, hạt cải, hạt bông … Các loại dầu này được gọi là dầu thực vật và có chứa một lượng lớn chất béo omega 6 – axit béo không bão hóa, không gây hại cho sức khỏe. Ở dầu bình thường, các chất béo bị oxy hóa ở nhiệt độ cao gây ra chất ung thư.8. Dùng chảo chống dính cho mọi món ăn. Chảo không dính là lựa chọn tuyệt vời để chế biến các món ăn đòi hỏi sự tinh tế cao như cá, tôm hay các loại nguyên liệu dễ cháy và dính chảo như trứng. Ngoài những trường hợp này ra, chảo không dính chỉ có hại chứ không lợi khi chế biến các loại thức ăn khác.9. Trở thịt thường xuyên và quá sớm. Hãy tưởng tượng thịt như miếng xốp thấm đầy nước, mỗi lần bạn bóp mạnh, thậm chí chỉ cần chạm vào thôi thì nước bên trong sẽ chảy ra. Tương tự, nước ngọt của thịt sẽ thất thoát ra ngoài mỗi lần bạn lật mặt thịt, và đặc biệt nhiều khi miếng thịt vẫn còn mềm và chưa vàng mặt.Muốn kiểm tra miếng thịt đã chín vàng, “an toàn” để trở hay chưa, hãy dùng một cây kẹp, kẹp một góc thịt lên; nếu bạn thấy miếng thịt dễ dàng tróc khỏi chảo có nghĩa là mặt dưới của thịt đã giòn và có thể lật sang mặt khác. Ngược lại, nếu thịt vẫn còn dính chảo, hãy để yên cho thịt tiếp tục chín và thử lại sau một phút.
1. Nấu quá nhừ. Cách này sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Không nên nấu quá lâu và đổ nước quá nhiều. Nếu đổ ít nước, bạn sẽ bảo toàn đượccác vitamin trong thức ăn. Cách tốt nhất là nhìn màu rau vẫn xanh đẹp mắt thì tắt bếp
2. Dùng lò vi sóng sai cách. Lò vi sóng có thể nhanh chóng và dễ dàng nhưng nó dễ làm gây hại nếu bạn dùng ni lông, nhựa để quay.
3. Thêm nước lạnh khi đang luộc thịt hoặc hầm xương. Nếu làm cách này, nhiệt độ của nước sẽ giảm đột ngột, protein và chất béo trong xương và thịt bị kết tủa làm thịt teo lại, vừa lâu chín lại mất đi mùi vị của nó.
4. Chế biến món áp chảo với lửa nhỏ. Khác với các món rán, chiên, thịt áp chảo nên cho lửa lớn. Nếu lửa không đủ lớn, thịt sẽ chín từ bên trong ra ngoài, dẫn đến tình trạng thịt đã chín thấu, trở nên dai và khô mà lớp mặt ngoài của thịt vẫn chưa vàng; việc cố tình dùng lửa nhỏ để nấy cho thịt chín thật kỹ sẽ chỉ vừa mất công sức, vừa làm món thịt không còn ngon.
Bạn có biết là nhiệt độ chín (nhiệt độ để diệt hết các vi khuẩn có hại sống bám trên thịt) của thịt bò chỉ là 62,80C? Có nghĩa là thịt đã chín dù vẫn còn đỏ bên trong thớ thịt.
5. Cạo vỏ củ quả. Điều này ai cũng làm với cà rốt, khoai tây, dưa chuột. Nhưng nếu lột hết vỏ, một phần lớn các chất dinh dưỡng từ rau trong vỏ sẽ phí phạm. Chúng chứa hàm lượng cao các vitamin, khoáng chất và nguyên tố vi lượng, trong số đó có nhiều chất mà trong ruột không có. Nhiều loại vỏ rau củ có tác dụng rất lớn trong việc phòng chống ung thư và bệnh tim mạch như cà chua, nho, cà rốt…
6. Nướng quá lâu. Tuy là một sự lựa chọn nhanh gọn cho các loại thực phẩm. Nhưng nếu để nhiệt độ cao, nó sẽ đốt cháy thực phẩm và thúc đẩy quá trình sản xuất ung thư.
7. Tùy ý chọn dầu. Đừng chỉ nhìn loại dầu ăn nó tự xưng là thân thiện và trái tim khỏe mạnh. Bạn nên chọn loại dầu từ các hạt giống như đậu nành, hướng dương, dầu ngô, hạt cải, hạt bông … Các loại dầu này được gọi là dầu thực vật và có chứa một lượng lớn chất béo omega 6 – axit béo không bão hóa, không gây hại cho sức khỏe. Ở dầu bình thường, các chất béo bị oxy hóa ở nhiệt độ cao gây ra chất
ung thư.
8. Dùng chảo chống dính cho mọi món ăn. Chảo không dính là lựa chọn tuyệt vời để chế biến các món ăn đòi hỏi sự tinh tế cao như cá, tôm hay các loại nguyên liệu dễ cháy và dính chảo như trứng. Ngoài những trường hợp này ra, chảo không dính chỉ có hại chứ không lợi khi chế biến các loại thức ăn khác.
9. Trở thịt thường xuyên và quá sớm. Hãy tưởng tượng thịt như miếng xốp thấm đầy nước, mỗi lần bạn bóp mạnh, thậm chí chỉ cần chạm vào thôi thì nước bên trong sẽ chảy ra. Tương tự, nước ngọt của thịt sẽ thất thoát ra ngoài mỗi lần bạn lật mặt thịt, và đặc biệt nhiều khi miếng thịt vẫn còn mềm và chưa vàng mặt.
Muốn kiểm tra miếng thịt đã chín vàng, “an toàn” để trở hay chưa, hãy dùng một cây kẹp, kẹp một góc thịt lên; nếu bạn thấy miếng thịt dễ dàng tróc khỏi chảo có nghĩa là mặt dưới của thịt đã giòn và có thể lật sang mặt khác. Ngược lại, nếu thịt vẫn còn dính chảo, hãy để yên cho thịt tiếp tục chín và thử lại sau một phút.