Trong những năm qua, Việt Nam đã làm rất tốt việc phòng chống bệnh sốt rét, minh chứng rõ nhất là số người mắc giảm, ca tử vong giảm. Tuy nhiên, hiện nay số ca kháng thuốc lại đang có chiều hướng gia tăng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Thanh Dương - Viện trưởng Viện sốt rét và Ký sinh trùng Trung ương.
- Thưa ông! Hiện nay sốt rét đang quay lại ở một số tỉnh thành phố như: Bình Phước, Đắc Nông, Quảng Nam, Gia Lai…Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là hiện tượng kháng thuốc điều trị sốt rét đang xuất hiện, nhất là thuốc artemisinin, một trong những loại thuốc được cho là điều trị sốt rét hiệu quả nhất. Vậy, xin ông cho biết hiện trạng này là như thế nào?
Ông Trần Thanh Dương: Sốt rét là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi truyền vi rút từ người bệnh sang người lành. Nó xuất hiện chủ yếu ở các nước nhiệt đới. Trong khu vực của chúng ta, trong những năm gần đây sốt rét có diễn biến hết sức phức tạp, nhiều nước ghi nhận các trường hợp mắc và tử vong. Ví dụ như Mianma, hàng năm có hàng triệu người mắc và hàng trăm người tử vong. Tại Thái Lan, Campuchia, Indonexia …các quốc gia đều có diễn biến sốt rét phức tạp.
Nước ta, khoảng 20 trở lại đây tình hình sốt rét chúng ta khống chế tương đối tốt, mỗi năm ghi nhận khoảng 35 nghìn trường hợp mắc, 17 nghìn trường hợp mãn tính, năm vừa rồi chúng ta chỉ ghi nhận 5 trường hợp tử vong.
Trong đó, tình trạng sốt rét kháng thuốc mới xuất hiện từ năm 2008, 2009 và qua các nghiên cứu, chúng tôi đã phát hiện một số tỉnh có xuất hiện sốt rét kháng thuốc. Đến năm 2013 phối hợp với tổi chức y tế thế giới, chúng tôi ghi nhận có 4 tỉnh có tình trạng điều trị sốt rét dài ngày là: Bình Phước, Đắc Nông, Gia Lai, Quảng Nam.
- Vậy việc điều trị sốt rét kéo dài ngày, thường xảy ra trong bao lâu?
Ông Trần Thanh Dương: Nếu theo các phác đồ điều trị thông thường của bộ y tế hướng dẫn, thì phác đồ điều trị CVSTK 442 chỉ trong vòng 3 ngày là có thể sạch vi trùng trong máu bệnh nhân nhiễm. Tuy nhiên, nếu ký sinh trùng kháng lại các thuốc điều trị sốt rét thì có thể kéo dài từ 4 đến 7 ngày.
- Ngoài việc kháng thuốc artemisinin, thì bệnh nhân có bị kháng các loại thuốc khác hay không, thưa ông?
Ông Trần Thanh Dương: Một số loại thuốc khác cũng có tình trạng kháng thuốc, nhưng ở tỷ lệ thấp. Vì thế, chúng ta cũng không đáng lo ngại về trường hợp kháng các loại thuốc khác ngoài artemisinin .
- Vậy tính từ đầu năm đến nay, chúng ta đã ghi nhận bao nhiều trường hợp mắc sốt rét và đã có trường hợp nào tử vong?
Ông Trần Thanh Dương: Đến thời điểm này, theo báo cáo của các địa phương đã có khoảng 12.000 trường hợp mắc sốt rét và có 1 trường hợp tử vong ở Gia Rai. Trường hợp tử vong này là do phát hiện và đến cơ sở y tế muộn nên không kịp điều trị vì thế dẫn đến tử vong.
Còn các trường hợp khác, hiện nay vẫn đang tiếp tục nghiên cứu những trường hợp kháng thuốc để đưa ra phác đồ điều trị sao cho phù hợp nhất.
|
Muỗi chính là tác nhân hàng đầu gây nên bệnh sốt rét. |
- Để tránh tình trạng kháng thuốc sốt rét, Bộ Y tế cũng như Viện sốt rét và ký sinh trùng Trung ương đã có những biện pháp cụ thể nào?
Ông Trần Thanh Dương: Trước tình trạng sốt rét kháng thuốc, Bộ Y tế, Viện sốt rét và các đơn vị phòng chống sốt rét phải đẩy mạnh công tác phòng chống sốt rét nói chung như: giảm ca mắc, giảm tử vong. Trong đó, phải tập trung vào các tỉnh có xuất hiện sốt rét kháng thuốc, nhằm tìm ra phắc đồ điều trị nhằm phát hiện sớm để kịp thời và giải thiểu tối đa, tác hại mà nó gây ra.
Tháng 8/ 2013, Bộ Y tế cũng đã ban hành kịp thời phác đồ điều trị, trong đó có hướng dẫn sử dụng các thuốc phối hợp để chống lại ký sinh trùng kháng thuốc, giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả điều trị bệnh nhân và cứu bệnh nhân ra khỏi ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc.
- Với phác đồ điều trị mới thì tỷ lệ thành công có đảm bảo an toàn và hiệu quả khi điều trị cho các bệnh nhân bị sốt rét kháng thuốc không?
Ông Trần Thanh Dương: Phác đồ mới là hoàn toàn tốt, hiệu quả điều trị bệnh nhân khỏi nhanh hơn và an toàn hơn. Theo tôi đây là một phác đồ điều trị tốt mà hiện nay nước ta đang áp dụng. Ngoài ra, kinh nghiệm điều trị của Việt Nam cũng được chia sẻ với nhiều quốc gia trong khu vực về phác đồ chống sốt rét kháng thuốc.
- Với tình trạng sốt rét kháng thuốc như hiện nay, liệu trong thời gian tới bệnh sốt rét có quay trở lại ở một số tỉnh, nhất là các tỉnh vùng sông nước hay không?
Ông Trần Thanh Dương: Thời gian qua, chúng ta đã ngăn chặn bệnh sốt rét khá là tốt. Tuy nhiên nó cũng có nguy cơ bùng phát sốt rét quay trở lại, nếu đủ các yếu tố nguy cơ:
Thứ nhất, bệnh sốt rét là bệnh nhiệt đới do ký sinh trùng trong muỗi truyền, lưu hành ở nước ta nhiều năm nay. Thứ hai, hiện nay chúng ta đã phát hiện ra các muỗi truyền sốt rét ở nhiều vùng trên cả nước, nên sự xuất hiện bệnh sốt rét ở các khu vực là khó tránh khỏi. Thứ ba, ký sinh trùng sốt rét hiện nay đã phát hiện kháng thuốc ở một số điểm và nguy cơ ký sinh trùng này lan rộng ra các vùng khác là lớn vì sự di chuyển của người dân từu nơi này sang nơi khác đang khá phổ biến.
Như vậy, nếu hội tụ các yếu tố đó thì sốt rét có thể quay trở lại ở một số tỉnh có nguy cơ bùng phát cao.
- Từ những nguy cơ trên, ông có những khuyến cáo nào đối với người dân để phòng sự lây lan căn bệnh sốt rét này ra công đồng hiệu quả nhất?
Ông Trần Thanh Dương: Các bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng từ muỗi truyền hoàn toàn có thể phòng được, nếu người dân áp dụng một số biện pháp sau:
+ Thứ nhất, khi đi vào một vùng nào đó, thì người dân cần phải tìm hiểu xem đó có phải là vùng sốt rét lưu hành không? Từ đó sẽ có những biện pháp khắc phục phòng chống muỗi đốt như dùng các loại kem chống muỗi, ngủ mắc màn …
+ Thứ 2, nếu đi vào những vùng đó mà cơ thể có dấu hiệu sốt cao kéo dài, rét run, vã mồ hôi thì phải đến nay các cơ sở y tế khám và chẩn đoán điều trị.
Hiện nay, hệ thống phòng chống sốt rét, chúng tôi đang áp dụng rất nhiều biện pháp có thể hỗ trợ người dân ở khu vực đó, cũng như các khách du lịch vào vùng có nguy cơ xảy ra dịch như: sử dụng các test nhanh để phát hiện, sẵn sàng có đủ thuốc để điều trị và cung cấp cho mọi người để uống ngay để phòng bệnh. Ngoài ra, chúng tôi còn phát các tờ rơi phòng chống dịch để người dân tiếp cận các thông tin về dịch bệnh.
- Hiện có khá nhiều người vẫn nhầm lẫn dấu hiệu đề giữa bệnh sốt rét và sốt xuất huyết. Vậy ông có thể chỉ ra cách phân biệt rõ nhất để người dân có thể nhận biết hai bệnh này, từ đó có những biện pháp phòng tránh hợp lý?
Ông Trần Thanh Dương: Để phân biệt hai bệnh này, người dân cần chú ý các biểu hiện của bệnh. Với sốt rét, cần chú ý biểu hiện sốt cao, rét run, vã mồ hôi …đó là triệu chứng lâm sàng của sốt rét. Còn đối với sốt xuất huyết, cũng là sốt cao đột ngột, đau xương, khớp…Tuy nhiên, cơn rét run của sốt xuất huyết không nổi bật như sốt rét.
Về xét nghiệm, đối với sốt rét có thể test nhanh hoặc lấy máu soi trên kính hiển vi là có thể nhìn thấy ký sinh trùng sốt rét trong đó, từ đó có thể biết được người đó mắc bệnh sốt rét hay sốt xuất huyết.
Xin cảm ơn Viện trưởng!