Da đầu: Mỗi mm2 da đầu có khoảng một triệu con vi sinh vật, trong đó nhiều nhất là ở nang tóc. Chúng thích sống trong lớp biểu bì của da dầu, dần dần kết hợp lại, hình thành một đại gia đình rộng lớn, cùng nhau hút các tuyến bã nhờn trên da đầu. Cuối cùng đầu bạn sẽ ngày càng rụng tóc nhiều hơn. Muốn xử lý chúng, ngoài việc gội đầu buổi sáng phải dùng lược chải đầu, có thể kích thích da đầu giúp da đầu thoáng mát hơn.Miệng: Miệng là nơi thực phẩm đi vào cơ thể, nhưng bạn biết không, mỗi mm2 trong miệng đều có hơn một trăm triệu vi sinh vật, trong đó có cả vi khuẩn tốt và vi sinh vật xấu. Đây là thủ phạm gây hôi miệng. Chúng sống trong các kẽ răng và trên mặt lưỡi. Khi phân giải thức ăn và ngủ sẽ sản sinh ra chất sulfur gây mùi khó chịu. Do đó, hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng mỗi tối, trước khi đánh nhớ dùng tăm xỉa răng cho sạch sau đó mới đánh răng và nhớ chải cả bề mặt lưỡi, bởi vì các vi khuẩn lưu lại trên đầu lưỡi cũng khiến miệng bạn “bốc mùi”.Nách: Ở những nơi công cộng như xe bus hoặc tàu điện, ít nhất một lần bạn cũng ngửi thấy mùi khó chịu! Chúng từ nách mà ra, mùi khó chịu này đã gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Mỗi mm2 dưới nách chứa khoảng 1-10 tỷ con vi khuẩn. Mồ hôi cơ thể không tự có mùi mà do chính các “vị khách không mời” dưới cánh tay này gây ra. Để không phải xấu hổ khi cơ thể có mùi hãy vệ sinh sạch sẽ, thay đồ thường xuyên. Khi mặc đồ nội y hãy chọn chất liệu thoải mái, có khả năng thấm hút tốt.Đường ruột: Có hơn 400 loại nấm khác nhau cư ngụ trong đường ruột. Trong đó, vi khuẩn Escherichia coli trong đường ruột là một vị khách tốt trong cơ thể, nó giúp cơ thể tiêu hóa tốt và cũng là bộ phận tổ thành hệ thống phòng thủ của đường ruột. Nhưng ngoài vi khuẩn này ra còn có các vi khuẩn gây bệnh, nếu nó dính vào thức ăn có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Muốn bảo vệ đường ruột hãy ăn 1-2 cốc sữa chua/ngày, vi khuẩn nấm trong sữa chua có thể ức chế hại khuẩn trong đường ruột. Ngoài ra bạn cũng nên rèn luyện cơ thể, thường xuyên chống đẩy để phòng chống lão hóa đường ruột.Lỗ rốn: Rob Dunn, phó giáo sư khoa Sinh học thuộc Đại học North Carolina và là tác giả nghiên cứu nói với trang tin Discovery: “Trung bình mỗi người có 60-70 loài vi khuẩn trong rốn. Tổng cộng chúng tôi tìm thấy hơn 1.400 loài khác nhau, do đó sự khác biệt ở mỗi cá nhân là rất lớn”. Các nhà khoa học chọn lỗ rốn để nghiên cứu một phần vì chúng là nơi “định cư” của rất nhiều sinh vật mà chất tẩy rửa, dầu thơm, ánh sáng cực tím và nhiều thứ khác không thể ảnh hưởng đến chúng. Móng tay: Các nhà nghiên cứu nhận thấy những vi khuẩn gây buồn nôn và tiêu chảy thường được tìm thấy bên dưới móng tay của con người. Thủ phạm? Thay băng vệ sinh, giữ vệ sinh cơ thể kém và cầm, sờ vào thịt sống…, tất cả những điều này đều có thể khiến móng tay bạn phải đón những “vị khách không mời”.Theo các chuyên gia, đàn ông có nhiều vi trùng bên dưới ngón tay hơn phụ nữ. Vì vậy, phụ nữ nên khéo léo đề nghị chàng rửa tay sạch sẽ khi gần gũi hoặc có những hành động “thân mật”.
Da đầu: Mỗi mm2 da đầu có khoảng một triệu con vi sinh vật, trong đó nhiều nhất là ở nang tóc. Chúng thích sống trong lớp biểu bì của da dầu, dần dần kết hợp lại, hình thành một đại gia đình rộng lớn, cùng nhau hút các tuyến bã nhờn trên da đầu.
Cuối cùng đầu bạn sẽ ngày càng rụng tóc nhiều hơn. Muốn xử lý chúng, ngoài việc gội đầu buổi sáng phải dùng lược chải đầu, có thể kích thích da đầu giúp da đầu thoáng mát hơn.
Miệng: Miệng là nơi thực phẩm đi vào cơ thể, nhưng bạn biết không, mỗi mm2 trong miệng đều có hơn một trăm triệu vi sinh vật, trong đó có cả vi khuẩn tốt và vi sinh vật xấu. Đây là thủ phạm gây hôi miệng. Chúng sống trong các kẽ răng và trên mặt lưỡi. Khi phân giải thức ăn và ngủ sẽ sản sinh ra chất sulfur gây mùi khó chịu.
Do đó, hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng mỗi tối, trước khi đánh nhớ dùng tăm xỉa răng cho sạch sau đó mới đánh răng và nhớ chải cả bề mặt lưỡi, bởi vì các vi khuẩn lưu lại trên đầu lưỡi cũng khiến miệng bạn “bốc mùi”.
Nách: Ở những nơi công cộng như xe bus hoặc tàu điện, ít nhất một lần bạn cũng ngửi thấy mùi khó chịu! Chúng từ nách mà ra, mùi khó chịu này đã gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Mỗi mm2 dưới nách chứa khoảng 1-10 tỷ con vi khuẩn.
Mồ hôi cơ thể không tự có mùi mà do chính các “vị khách không mời” dưới cánh tay này gây ra. Để không phải xấu hổ khi cơ thể có mùi hãy vệ sinh sạch sẽ, thay đồ thường xuyên. Khi mặc đồ nội y hãy chọn chất liệu thoải mái, có khả năng thấm hút tốt.
Đường ruột: Có hơn 400 loại nấm khác nhau cư ngụ trong đường ruột. Trong đó, vi khuẩn Escherichia coli trong đường ruột là một vị khách tốt trong cơ thể, nó giúp cơ thể tiêu hóa tốt và cũng là bộ phận tổ thành hệ thống phòng thủ của đường ruột. Nhưng ngoài vi khuẩn này ra còn có các vi khuẩn gây bệnh, nếu nó dính vào thức ăn có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Muốn bảo vệ đường ruột hãy ăn 1-2 cốc sữa chua/ngày, vi khuẩn nấm trong sữa chua có thể ức chế hại khuẩn trong đường ruột. Ngoài ra bạn cũng nên rèn luyện cơ thể, thường xuyên chống đẩy để phòng chống lão hóa đường ruột.
Lỗ rốn: Rob Dunn, phó giáo sư khoa Sinh học thuộc Đại học North Carolina và là tác giả nghiên cứu nói với trang tin Discovery: “Trung bình mỗi người có 60-70 loài vi khuẩn trong rốn. Tổng cộng chúng tôi tìm thấy hơn 1.400 loài khác nhau, do đó sự khác biệt ở mỗi cá nhân là rất lớn”.
Các nhà khoa học chọn lỗ rốn để nghiên cứu một phần vì chúng là nơi “định cư” của rất nhiều sinh vật mà chất tẩy rửa, dầu thơm, ánh sáng cực tím và nhiều thứ khác không thể ảnh hưởng đến chúng.
Móng tay: Các nhà nghiên cứu nhận thấy những vi khuẩn gây buồn nôn và tiêu chảy thường được tìm thấy bên dưới móng tay của con người. Thủ phạm? Thay băng vệ sinh, giữ vệ sinh cơ thể kém và cầm, sờ vào thịt sống…, tất cả những điều này đều có thể khiến móng tay bạn phải đón những “vị khách không mời”.
Theo các chuyên gia, đàn ông có nhiều vi trùng bên dưới ngón tay hơn phụ nữ. Vì vậy, phụ nữ nên khéo léo đề nghị chàng rửa tay sạch sẽ khi gần gũi hoặc có những hành động “thân mật”.