8 năm chưa tái phát
Chúng tôi đến Phòng khám Đông y Phương quán của GS.TS Dương Trọng Hiếu vào buổi chiều mưa nhưng vẫn có nhiều bệnh nhân đến chữa trị. Bà Lưu Thị Cấp (71 tuổi ở thôn Màu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) cho biết, bà bị bệnh RLTĐ hành hạ khổ sở (mất ngủ, người mệt lả, hay nôn, đứng dậy mất thăng bằng dễ ngã, đi đứng loạng choạng...) mất mấy năm trước khi tìm đến GS.TS Dương Trọng Hiếu năm 2006.
Được ông điều trị thuốc kết hợp với xoa bóp, bấm huyệt khoảng 1 tháng thì bà khỏi bệnh như ngủ tốt, hết đau đầu chóng mặt và đứng lên ngồi xuống không bị ngã... cho tới nay gần 8 năm chưa bị lại. Gần đây, bà bị đau nhức cổ vai gáy lên đến để xoa bóp, bấm huyệt.
Còn bà Vũ Thị Nhuần (67 tuổi ở 207, G2, Thái Thịnh, Hà Nội) bị nhiều bệnh mạn tính phối hợp gồm: RLTĐ, đau xương khớp, khó thở và phù. Bà cho biết, bà thường xuyên đau buốt đầu, khó ngủ, người lao đao, hay mê man, đau nhức xương khớp đã điều trị nhiều nơi cả Đông và Tây y không có kết quả. Đặc biệt, gần đây bà bị phù nặng khiến các bệnh trên các nặng hơn. Sau uống thuốc và châm cứu, xoa bóp 1 tuần ở phòng khám của GS.TS Dương Trọng Hiếu, bà đã hết hoa mắt, chóng mặt, ngủ tốt, bớt mê man, hết choáng và đau khớp giảm nhiều, phù bớt...
GS.TS Dương Trọng Hiếu cho hay, RLTĐ là bệnh chứng thường gặp nhiều, nhất là ở tuổi trung niên hay người già. Bệnh xảy ra thường không có dấu hiệu báo trước. Đông y gọi chứng RLTĐ là "huyễn vững". RLTĐ do nhiều nguyên nhân gây ra, biểu hiện thường thấy là đầu quay cuồng, hoa mắt chóng mặt, muốn nôn, thậm chí tim đập nhanh, có cảm giác như người bị say sóng, nhìn mọi vật xung quanh hao đảo, có khi bị lộn ngược. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn rất nguy hiểm nếu té ngã, có thể nghẽn mạch gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...
|
GS.TS Dương Trọng Hiếu đang khám cho bệnh nhân Cấp. |
Dinh dưỡng tuần hoàn não theo bệnh
GS.TS Dương Trọng Hiếu nhấn mạnh, RLTĐ theo Tây y có thể là do huyết áp, thoái hóa cột sống cổ, tim mạch, hệ tạo máu... Bệnh do hai cơ quan chính là cơ quan tiền đình (nằm ở tai trong hai bên) và vùng tiểu não sau gáy. Hai cơ quan này được nuôi dưỡng bởi hệ thống động mạch cảnh hai bên nối với hệ thống thần kinh và các nhánh mạch máu nhỏ, có vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình, khi bị rối loạn sẽ biểu hiện chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn...
Đông y quy bệnh là do tạng can đởm, thận, tỳ, tâm gây nên. Can đởm là do chức năng thần kinh không giữ được thăng bằng, cộng với sự rối loạn của tỳ, sự suy yếu của tạng tâm và thận gây thiếu huyết gây ra... Nguyên nhân là do thận hư, can huyết hư, đàm trệ, thất tình...
Theo GS.TS Dương Trọng Hiếu, để giải quyết dứt điểm bệnh, cần thăm khám để tìm nguyên nhân. Tùy theo tình trạng bệnh lý mà Đông y có thể chữa bằng cách dùng thuốc hay không dùng thuốc. Không dùng thuốc là có thể tập bài đốt sống cổ kết hợp xoa bóp và châm cứu vùng cổ gáy, nhất là vào các huyệt như đại trùy, bách hội, phong trì... để kích thích máu nên não, hệ thống tiền đình và vùng tiểu não hoạt động tốt.
Trường hợp chèn ép đốt sống cổ phải kéo dãn. Việc dùng thuốc phải đảm bảo 2 yếu tố là an thần và tăng lưu thông tuần hoàn với các vị thuốc bổ huyết, hoạt huyết, bổ can thận như đương quy, xuyên khung, mãn kinh, cúc hoa, bạch quả, phục thần...
Thông thường mỗi bài thuốc khoảng 10 vị, gia giảm tùy theo bệnh lý. Sau 2 - 3 ngày điều trị, bệnh nhân sẽ bớt hoa mắt, chóng mặt, ngủ tốt và giảm hết các triệu chứng trong 1 tuần nhưng để điều trị triệt để, không tái phát thường phải 3 tuần - 1 tháng.
Để phòng ngừa bệnh RLTĐ cần phải có chế độ sinh hoạt, lao động cân bằng, không để đói quá hoặc no quá. Đặc biệt, phải tôn trọng tổng kết của người xưa như gia hòa (gia đình yên ấm, hạn chế stress...), tri túc (biết thế nào là đủ...) và đề phòng di truyền.