Yêu bằng “cửa hậu”. Vốn dĩ hậu môn không có cấu tạo phù hợp với việc quan hệ chăn gối. Việc thử cảm giác mới bằng cách này có thể gây nên các vết xầy xước, thủng, rách niêm mạc. Ngoài ra, “yêu cửa hậu” cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến viêm xương chậu, trĩ. Sử dụng xí bệt. Các nhà khoa học chỉ ra, tư thế đi toilet đóng vai trò tương đương hoặc thậm chí lớn hơn việc ăn thiếu chất xơ trong các bệnh đường tiêu hóa như táo bón, trĩ và viêm ruột thừa. Theo đó, ngồi bệ xí bệt khiến bạn phải gắng sức khi đi toilet, làm tăng nguy cơ của những bệnh như trĩ và bệnh túi thừa. Ngược lại, tư thế ngồi xổm sẽ tốt hơn nhiều vì đây là tư thế tự nhiên, giúp ruột nhu động tốt. Trong trường hợp bạn đã quen sử dụng bệ xí bệt, hãy dùng một cái ghế nhỏ để kê cao chân sao cho đùi tạo với bụng một góc 35 độ thay vì 90 độ như thông thường.Thói quen ăn uống. Việc thường xuyên sử dụng rượu bia, tiêu thụ ít chất xơ có thể dẫn đến chứng táo bón kinh niên, gây tắc nghẽn hậu môn, chảy máu khi đi ngoài, viêm nhiễm và dẫn đến trĩ. Chính vì vậy, để ngăn ngừa căn bệnh, bạn nên hạn chế tối đa lượng rượu đưa vào cơ thể và tìm cách tăng cường rau xanh, trái cây trong bữa ăn hàng ngày. Phụ nữ mang thai và sinh con. Thai nhi phát triển làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn. Bên cạnh đó, nỗ lực sinh con cũng gây nhiều áp lực và sức căng lên các tĩnh mạch này. Tuy nhiên, chị em cũng không cần quá lo lắng bởi hầu hết các trường hợp bệnh trĩ xảy ra trong giai đoạn thai kỳ sẽ tự khỏi sau khi sinh con.
Căng thẳng. Duy trì trạng thái căng thẳng trong thời gian dài dẫn đến tình trạng tăng huyết áp toàn bộ cơ thể, trong đó có vùng xung quanh hậu môn, gây bệnh trĩ. Tốt nhất, bạn nên nhờ đến các phương tiện giải trí, người thân và bạn bè để giải tỏa tránh áp lực kéo dài. Ngồi một chỗ quá lâu. 73% ngồi lâu suốt cả ngày có nguy cơ đối diện với trĩ. Trong khi đó, những người thường xuyên vận động sẽ góp phần giảm tới 40 – 43% nguy cơ mắc bệnh. Nếu đặc thù công việc yêu cầu ngồi quá lâu, hãy đứng dậy vận động khoảng 5 phút sau mỗi giờ. Cố gắng đi ngoài khi bị táo bón. Đừng cố hết sức để đẩy chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu chưa thể giải quyết được luôn, hãy đứng dậy và đi bộ. Việc di chuyển giúp ruột của bạn di chuyển tốt hơn. Mang vác vật nặng. Trĩ không chỉ tấn công những người lười vận động mà còn “hỏi thăm” những người lao động quần quật, thường xuyên vác vật nặng. Nguyên nhân là, việc nỗ lực nâng chúng lên có thể gây nên sự gia tăng đột ngột áp lực trong mạch máu, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.Ngoài những yếu tố trên, những người trên 50 tuổi hoặc gia đình từng có người mắc trĩ cũng dễ đối diện với căn bệnh.
Yêu bằng “cửa hậu”. Vốn dĩ hậu môn không có cấu tạo phù hợp với việc quan hệ chăn gối. Việc thử cảm giác mới bằng cách này có thể gây nên các vết xầy xước, thủng, rách niêm mạc. Ngoài ra, “yêu cửa hậu” cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến viêm xương chậu, trĩ.
Sử dụng xí bệt. Các nhà khoa học chỉ ra, tư thế đi toilet đóng vai trò tương đương hoặc thậm chí lớn hơn việc ăn thiếu chất xơ trong các bệnh đường tiêu hóa như táo bón, trĩ và viêm ruột thừa.
Theo đó, ngồi bệ xí bệt khiến bạn phải gắng sức khi đi toilet, làm tăng nguy cơ của những bệnh như trĩ và bệnh túi thừa. Ngược lại, tư thế ngồi xổm sẽ tốt hơn nhiều vì đây là tư thế tự nhiên, giúp ruột nhu động tốt. Trong trường hợp bạn đã quen sử dụng bệ xí bệt, hãy dùng một cái ghế nhỏ để kê cao chân sao cho đùi tạo với bụng một góc 35 độ thay vì 90 độ như thông thường.
Thói quen ăn uống. Việc thường xuyên sử dụng rượu bia, tiêu thụ ít chất xơ có thể dẫn đến chứng táo bón kinh niên, gây tắc nghẽn hậu môn, chảy máu khi đi ngoài, viêm nhiễm và dẫn đến trĩ. Chính vì vậy, để ngăn ngừa căn bệnh, bạn nên hạn chế tối đa lượng rượu đưa vào cơ thể và tìm cách tăng cường rau xanh, trái cây trong bữa ăn hàng ngày.
Phụ nữ mang thai và sinh con. Thai nhi phát triển làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn. Bên cạnh đó, nỗ lực sinh con cũng gây nhiều áp lực và sức căng lên các tĩnh mạch này. Tuy nhiên, chị em cũng không cần quá lo lắng bởi hầu hết các trường hợp bệnh trĩ xảy ra trong giai đoạn thai kỳ sẽ tự khỏi sau khi sinh con.
Căng thẳng. Duy trì trạng thái căng thẳng trong thời gian dài dẫn đến tình trạng tăng huyết áp toàn bộ cơ thể, trong đó có vùng xung quanh hậu môn, gây bệnh trĩ. Tốt nhất, bạn nên nhờ đến các phương tiện giải trí, người thân và bạn bè để giải tỏa tránh áp lực kéo dài.
Ngồi một chỗ quá lâu. 73% ngồi lâu suốt cả ngày có nguy cơ đối diện với trĩ. Trong khi đó, những người thường xuyên vận động sẽ góp phần giảm tới 40 – 43% nguy cơ mắc bệnh. Nếu đặc thù công việc yêu cầu ngồi quá lâu, hãy đứng dậy vận động khoảng 5 phút sau mỗi giờ.
Cố gắng đi ngoài khi bị táo bón. Đừng cố hết sức để đẩy chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu chưa thể giải quyết được luôn, hãy đứng dậy và đi bộ. Việc di chuyển giúp ruột của bạn di chuyển tốt hơn.
Mang vác vật nặng. Trĩ không chỉ tấn công những người lười vận động mà còn “hỏi thăm” những người lao động quần quật, thường xuyên vác vật nặng. Nguyên nhân là, việc nỗ lực nâng chúng lên có thể gây nên sự gia tăng đột ngột áp lực trong mạch máu, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Ngoài những yếu tố trên, những người trên 50 tuổi hoặc gia đình từng có người
mắc trĩ cũng dễ đối diện với căn bệnh.