Bệnh EB: Nếu trẻ nhiễm trùng nguy cơ tử vong rất cao

Google News

(Kiến Thức) - Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị EB nếu nhiễm trùng ở vết lở loét và không được điều trị kịp thời cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng.

Thông tin từ BV Nhi Trung ương (Hà Nội) cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận thêm một trường hợp bé gái sơ sinh bị Ly thượng bì bóng nước (gọi tắt là EB), nhưng rất may cháu bé đã được chữa trị kịp thời, trong trường hợp để các vết lở, loét bị nhiễm trùng sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hà - Phó khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay: “Mới đây, Khoa hồi sức cấp cứu đã tiếp nhận trường hợp cháu Nguyễn Minh Nhật, là con của chị Trần Thị Hiền và anh Nguyễn Tùng Lâm (quê ở thôn Thùy Hối, xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, Ninh Bình) vừa sinh sáng cùng ngày và được chuyển từ bệnh viện Ninh Bình lên trong tình trạng da vùng cổ tay trái, vùng gối cẳng bàn chân phải và cổ chân trái của cháu bị bong tuột da, để lộ rõ nền đỏ".
Benh EB: Neu tre nhiem trung nguy co tu vong rat cao
 Trước đó, cháu Nguyễn Minh Nhật nhập viện trong tình trạng da vùng cổ tay trái, vùng gối cẳng bàn chân phải và cổ chân trái của cháu bị bong tuột da, để lộ rõ nền đỏ.
"Ngay sau đó, trẻ đã được xử lý bằng băng gạt tẩm dung dịch Nacl 09%, giữ cho trẻ ấm ổn định thân nhiệt, rồi sử dụng kháng sinh để giảm đau và truyền dịch nuôi dưỡng. Theo chẩn đoán trẻ bị ly thượng bì bóng nước nhưng may mắn trẻ được các bác sĩ ở bệnh viện Ninh Bình băng bó các vết lở loét sớm, đúng cách nên các vết lở loét không bị nhiễm trùng”, Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Hà cho biết thêm.
Cũng theo Bác sĩ Lê Thị Hà thì chi phí điều trị đối với bệnh ly thượng bì bóng nước là rất cao, và phụ thuộc vào các loại băng thay cho bệnh nhi (từ 6-8 triệu một lần thay băng). Điều trị cho bệnh nhi bị EB cũng rất khó khăn, trong trường hợp muốn sức khỏe của cháu ổn định thì phải cấy ghép tế bào gốc.
Benh EB: Neu tre nhiem trung nguy co tu vong rat cao-Hinh-2
 Cháu Minh Nhật may mắn được điều trị kịp thời, và không bị nhiễm trùng vết lở loét nếu không sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Chị Trần Thị Hiền (mẹ cháu Nhật) cho biết: “Sáng hôm sinh cháu, thấy cháu bị như vậy chúng tôi lo lắng lắm. Nhiều lúc chỉ biết ôm mặt khóc thương con. Khi con được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương được các bác sĩ ở đây chăm sóc và động viên... chúng tôi cũng yên tâm phần nào.
Hiện tại, gia đình vẫn chỉ biết vay mượn anh em, họ hàng để lấy chi phí điều trị cho cháu”.
Trước đó, ngày 4/12/2014, tại cửa Khoa HSCC Bệnh viện Nhi Trung ương nhân viên bảo vệ đã phát hiện ra một bé trai khoảng 3 ngày tuổi chưa rụng rốn trong một chiếc làn, được quấn khăn, khắp người bị lở loét, nhiễm trùng và không có giấy tờ tùy thân. Cháu cũng được chẩn đoán bị EB. Sau khi được các điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu của BV, sức khỏe của cháu cũng tạm ổn trở lại. Do cháu bé không có giấy tờ tùy thân nên khoa Hồi sức cấp cứu của BV tạm đặt tên cháu là Nguyễn Hồng Vũ.
Hiện cả hai bệnh nhi đều được nằm trong phòng 304, Khoa hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Nhi Trung ương và tiếp tục được điều trị theo chuyên khoa da liễu.
EB: Là bệnh da do di truyền rất hiếm gặp. Trẻ sơ sinh ra bị phồng rộp, móng tay bị trượt, miệng bị rộp, thực quản bị dính. Thường trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng ở các vết rộp. EB có 3 dạng: EB Simplex; Junctional EB; Dystrophic EB.
EB không thể tự biến mất, sự đột biến xảy ra từ trong gen. EB không phải là một loại vi rút hay bệnh mà đây là dạng đột biến gen. Rất hiếm trường hợp EB nào mà tự biến mất trong năm đầu tiên của trẻ, gen của người bệnh không tự thân thay thế được, bởi lúc đó những đứa trẻ sơ sinh chưa kịp sản sinh ra chất đạm. Trong các dạng EB thì có 2 dạng gây tử vong (Junctional EB gây tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: EB Simplex gây ảnh hưởng mắt, răng, cơ ở hai đầu hệ tiêu hóa (cơ miệng và cơ hậu môn) đều bị ảnh hưởng. Những bệnh nhân dạng này không thể hấp thụ sắt từ đường thức ăn mà cần truyền trực tiếp vào máu).
Đối với bệnh EB dù là loại nặng hay nhẹ đều làm cho cuộc sống của các bé trở nên khó khăn...
M.Hưng

Bình luận(0)